Điều dễ nhận thấy là ở các cuộc “cách mạng màu” đã xảy ra, vai trò của lớp trẻ, sinh viên, học
sinh khá lớn. Các đối tượng cầm đầu đã kích động tâm lý muốn thể hiện bản thân, muốn thành
người truyền cảm hứng của lứa tuổi này để lôi kéo, lợi dụng.
Tất nhiên, ở những nước xảy ra “cách mạng màu”, lợi ích đâu chưa thấy, chỉ thấy hàng chục năm
trời, các quốc gia đó vẫn chìm trong xung đột, bất ổn kéo dài. Bởi lẽ, mục đích của các đối tượng
thực hiện “cách mạng màu” là biến đất nước đó trở nên bất ổn để phục vụ cho lợi ích của chúng,
không quan tâm đến lịch sử, dân tộc, không vì tự do, hạnh phúc của người dân.
Hầu hết các cuộc bạo loạn lật đổ đều mang tính manh động, thiếu kiểm soát. Từ đó, các nước lớn
tìm cách can dự với những mưu đồ chính trị riêng, phục vụ cho lợi ích riêng. Cùng với đó, việc
lợi dụng triệt để truyền thông và mạng xã hội để chống phá càng khiến tình hình ngày càng trở
nên mất kiểm soát...
Tại Việt Nam, thời gian qua, một số tổ chức phản động thường đội lốt “dân chủ”, “nhân quyền”,
“xã hội dân sự” để kêu gọi, cấu kết lực lượng thực hiện ý đồ chống phá Đảng, Nhà nước. Hành
vi của chúng đã gây tác động tiêu cực đến đời sống chính trị, xã hội nước ta, ảnh hưởng đến an
ninh, trật tự. Các tổ chức này tìm cách móc nối, tuyển chọn một số thanh niên trong nước đưa ra
nước ngoài đào tạo nhưng thực chất là để tập hợp lực lượng, kích động bạo loạn, biểu tình trong
nước, gây dựng các tổ chức chính trị đối lập.
Chúng cài cắm người vào các hội, nhóm sinh viên, thanh niên để đăng tải các bài viết, hình ảnh
xuyên tạc về tình hình Việt Nam. Từ đó, nhen nhóm, nuôi dưỡng tư tưởng “làm cách mạng”,
“làm leader” (lãnh đạo). Đặc biệt, thông qua các nhóm kín trên Telegram, Facebook, chúng nhồi
nhét “giấc mơ Mỹ”, những hình ảnh hào nhoáng về xã hội thượng lưu, sung sướng ở nước ngoài.
Đây là một trong những hình thức chống phá rất nguy hiểm mà mỗi phụ huynh và sinh viên, học
sinh cần cảnh giác cao độ.
Các cơ quan chức năng cần quan tâm hơn nữa đến công tác tuyên truyền với sinh viên, thanh
niên, trí thức. Các tổ chức chính trị, xã hội như Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt
Nam, Hội Sinh viên Việt Nam… cần đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, cảnh báo để
thanh niên, sinh viên hiểu rõ âm mưu và bản chất của “cách mạng màu”, tránh xa các tổ chức đội
lốt xã hội dân sự, các phong trào mạo danh “yêu nước”, nhưng thực chất là kêu gọi tụ tập, gây
rối an ninh, trật tự. Trong đó, cảnh giác cao với các khoản học bổng núp dưới danh nghĩa tổ chức
phi chính phủ (NGO) hoặc các tổ chức dân sự trá hình.
Đồng thời, thiết lập các diễn đàn hữu ích trên các mạng xã hội với nhiều hình thức phong phú để
thu hút cộng đồng trẻ tham gia. Tại các diễn đàn đó, cần cung cấp thường xuyên các âm mưu,
thủ đoạn của chiến lược “diễn biến hòa bình” để lớp trẻ nhận diện và cảnh giác.
Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền về các giá trị lịch sử, niềm tự hào dân tộc, để mỗi người
Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ Việt Nam ngày hôm nay hiểu được giá trị vĩ đại của các cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc và sự nghiệp đổi mới. Đó cũng là cơ sở để giới trẻ không bị mơ hồ, ảo
tưởng bởi những luận thuyết kêu gọi cách mạng đường phố, phản kháng phi bạo lực, xúi giục
đấu tranh đòi lật đổ chế độ mà kẻ địch rêu rao “vì tương lai tốt đẹp”. Qua đó, “tạo đề kháng” cho
thế hệ trẻ và người dân với thông tin xuyên tạc, sai sự thật, kích động từ các tổ chức và đối tượng
chống đối.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét