Đường lối chung của Đảng
cộng sản Việt Nam, nhất là nghị quyết Đại hội 13, trong đó có đường lối đối
ngoại không có gì thay đổi. Việt Nam kiên định, kiên trì đường lối đối ngoại
độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn, là đối tác tin cậy, là
thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Ưu tiên đối ngoại của Việt
Nam trong thời gian tới gồm 5 vấn đề. Trước hết là giữ vững quan điểm độc lập
tự chủ, độc lập tự cường, lợi ích quốc gia dân tộc là trên hết, trước hết. Việt
Nam làm bạn với các nước trên thế giới vì truyền thống của Việt Nam là
"giàu vì bạn", muốn phát triển phải đoàn kết để tăng thêm sức mạnh.
Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy
mạnh quan hệ với các nước láng giềng, nước lớn, đối tác chiến lược, đối tác
toàn diện, bạn bè truyền thống và các đối tác quan trọng khác đi vào chiều sâu,
thực chất, không ngừng củng cố tin cậy chính trị, đan xen lợi ích; củng cố cục
diện đối ngoại ổn định, hòa bình và tạo thuận lợi cao nhất cho phát triển đất
nước.
Việt Nam cũng tăng cường
đóng góp trong duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới, tiếp tục
nâng tầm ngoại giao đa phương, phát huy vai trò thành viên tích cực, có trách
nhiệm trong cộng đồng quốc tế; thực hiện hiệu quả ngoại giao thời đại mới trên
cơ sở cốt cách con người Việt Nam "dĩ bất biến, ứng vạn biến",
"hòa hiếu", "lấy chí nhân thay cường bạo".
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng phát
huy cao độ vai trò của đối ngoại, huy động cao nhất sức mạnh thời đại góp phần
bảo vệ vững chắc Tổ quốc từ sớm, từ xa, thực hiện thành công đường lối đổi mới,
hai mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng và 100 năm thành lập
nước.
Nền ngoại giao hiện đại sẽ
được xây dựng, kết hợp chặt chẽ giữa đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối
ngoại nhân dân, trong đó đối ngoại Đảng đóng vai trò định hướng, dẫn dắt; đối
ngoại nhân dân củng cố vững chắc nền tảng dân ý.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét