Thứ nhất, hoàn thiện thể chế và hệ
thống pháp luật, kiên định mục tiêu xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, đồng thời không ngừng đổi mới để bắt kịp xu thế phát triển
của thời đại. Tập trung xây dựng hành lang pháp lý cho nền kinh tế số, tạo nền
tảng để Việt Nam nắm bắt cơ hội từ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Có cơ chế,
chính sách mạnh mẽ thúc đẩy chuyển đổi số trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội,
khuyến khích đổi mới sáng tạo, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Thường xuyên rà
soát, sửa đổi kịp thời các quy định không còn phù hợp, tạo hành lang cho các mô
hình kinh tế mới như kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, trí tuệ nhân tạo...
đảm bảo khung pháp lý không trở thành rào cản của sự phát triển, đồng thời bảo
đảm an ninh quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh
nghiệp.
Thứ hai, khơi thông và phát huy tối
đa mọi nguồn lực xã hội, đẩy nhanh hiện đại hóa. Có cơ chế, chính sách phù hợp
huy động nguồn lực to lớn trong Nhân dân, doanh nghiệp và các thành phần kinh
tế; nguồn lực từ đất đai, tài sản trong xã hội mà người dân đang tích lũy, biến
những tiềm năng này thành động lực, tư liệu sản xuất, để sản xuất ra nhiều của
cải vật chất cho xã hội. Tạo môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch, thu hút
mạnh mẽ nguồn vốn trong và ngoài nước cho phát triển khoa học công nghệ và đổi
mới sáng tạo. Phát huy tối đa nguồn lực con người - nhân tố quyết định của sự
nghiệp đổi mới. Có cơ chế đột phá thu hút nhân tài trong và ngoài nước; xây
dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng và tư duy đổi
mới, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế số và Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư.
Thứ
ba, cải
cách, xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Cắt giảm đầu mối
trung gian không cần thiết, sắp xếp tổ chức theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực.
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, xác định
rõ trách nhiệm giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa
phương, giữa người quản lý và người lao động. Hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám
sát, bảo đảm sự thống nhất trong quản lý nhà nước và phát huy tính chủ động,
sáng tạo của các địa phương. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng
nền tảng số kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, tổ chức. Mục tiêu đến
năm 2030, Việt Nam sẽ đứng trong nhóm 50 quốc gia hàng đầu thế giới và xếp thứ
3 trong ASEAN về chính phủ điện tử, kinh tế số. Trong quá trình cải cách, bám
sát nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Việc tinh gọn
bộ máy phải nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, chất lượng phục vụ người dân và
doanh nghiệp, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ
tư, đẩy
mạnh chuyển đổi số gắn với bảo đảm an ninh, an toàn là tất yếu khách quan để
Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên mới. Tập trung xây dựng xã hội số, số hóa toàn
diện hoạt động quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao.
Kết nối đồng bộ các cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đất đai, doanh nghiệp,
tạo nền tảng tinh gọn bộ máy, cải cách thủ tục hành chính thực chất. Phát triển
kinh tế số tạo động lực mới cho tăng trưởng; thúc đẩy ứng dụng công nghệ số
trong mọi ngành, lĩnh vực, tạo ra các mô hình kinh doanh mới. Phát triển công
dân số, trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết để người dân tham gia hiệu quả
vào nền kinh tế số và xã hội số, bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét