Thứ Ba, 10 tháng 9, 2024

 

GIẢI PHÁP BẢO VỆ LỢI ÍCH QUỐC GIA - DÂN TỘC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

Ngày nay, trong điều kiện bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc Việt Nam đứng trước nhiều thuận lợi song cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức chung và riêng đó là: việc chủ động, tích cực hội nhập quốc tế và đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa ở tầm khu vực và toàn cầu để thực hiện và bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc trong bối cảnh diễn ra những thay đổi khó đoán định của tình hình quốc tế, khu vực; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, các trung tâm quyền lực tiếp tục diễn ra gay gắt; ở khu vực, vấn đề Biển Đông ngày càng phức tạp, do sự chồng xếp, đan xen của ba tầng quan hệ (tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và lợi ích chiến lược biển, đảo giữa các nước láng giềng; cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ - Trung Quốc và can dự của các nước lớn khác; an toàn, tự do hàng hải và hàng không trong khu vực); hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa bảo hộ có xu hướng gia tăng..., tác động không nhỏ đến vấn đề bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc; cuộc cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ chưa từng có, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cùng với đó là vấn đề an ninh mạng.

Do vậy, để bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc hiện nay cần quán triệt và thực hiện tốt một số giải pháp đó là:

Một là, tiếp tục triển khai có hiệu quả các chủ trương, quan điểm, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, như: 1- Kiên trì thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; 2- Tranh thủ cơ hội, tiếp tục đưa các mối quan hệ quốc tế đi vào chiều sâu, tạo sự đan xen lợi ích của các nước lớn ở Việt Nam; nâng tầm đối ngoại đa phương, song phương; thực hiện có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới...

Hai là, luôn theo dõi, bám sát diễn biến tình hình, vận dụng phương pháp khoa học để đánh giá đúng tình hình thế giới, khu vực; nắm bắt, dự báo được các xu hướng trong quan hệ quốc tế, cũng như mục tiêu chiến lược của các nước, nhất là các nước lớn đối với khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng, để kịp thời đề ra đường lối, chính sách phù hợp, chính xác, trong đó phải luôn đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trước hết, trên hết; bất luận hoàn cảnh nào cũng tránh để rơi vào thế kẹt giữa các bên, đúng như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Bất kỳ hòa bình hoặc chiến tranh, ta cũng phải nắm vững chủ động, phải thấy trước, chuẩn bị trước”(17).

Ba là, phát huy sức mạnh tổng hợp trên cơ sở kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế để khai thác, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh mới. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc trong đường lối cách mạng của Đảng ta, nhất là khi thế giới đang phải đối diện với những thách thức khó lường ngày càng trở nên phức tạp, nghiêm trọng hơn.

Bốn là, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia - dân tộc với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế và lợi ích chính đáng của các quốc gia, dân tộc khác. Hiện nay, tất cả các nước trên thế giới đều coi trọng, đề cao lợi ích quốc gia - dân tộc khi thực thi chính sách đối ngoại. Nhưng do mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc khác nhau, nên lợi ích quốc gia - dân tộc của mỗi nước cũng không hoàn toàn giống nhau, thậm chí đối nghịch nhau. Do vậy, để có môi trường hòa bình, an ninh và ổn định phục vụ phát triển bền vững cho mỗi quốc gia, dân tộc, vấn đề quan trọng đặt ra là cần tìm thấy “điểm tương đồng”. Ở đây, điểm tương đồng chính là sự tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế mà toàn thể nhân loại đã và đang nỗ lực gìn giữ nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế. Do vậy, kể từ khi ra đời năm 1945, Chính phủ Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, và điều này cũng chính là bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc của Việt Nam, đồng thời bảo đảm hài hòa với lợi ích của các đối tác, lợi ích chung của cộng đồng khu vực và quốc tế.

Năm là, tiếp tục tạo dựng và phát triển hình ảnh Việt Nam là một quốc gia “có trách nhiệm”, “đối tác tin cậy”. Đây là mục tiêu vừa mang tính đối nội, vừa mang tính đối ngoại. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, một quốc gia được cho là phát triển và giàu mạnh luôn là quốc gia sở hữu những thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế. Để hội nhập thành công cũng như tận dụng được các cơ hội mà hội nhập quốc tế đem lại, nhất là khi tham gia các hiệp định thương mại tự do, Việt Nam cần xây dựng một chiến lược phát triển các thương hiệu quốc gia mạnh nhằm phát huy hiệu quả các nguồn lực và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và hàng hóa - dịch vụ, từ đó nâng cao giá trị các thương hiệu cũng như hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế, góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia.

Sáu là, bảo đảm an ninh và phát triển cho người dân trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Quốc gia - dân tộc Việt Nam là một cộng đồng thống nhất, tạo nên sức mạnh tổng hợp để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và phát triển kinh tế. Lợi ích của cộng đồng dân tộc cũng bao hàm lợi ích của mỗi cá nhân con người, an ninh quốc gia cũng không thể tách rời an ninh con người. Các hoạt động đối ngoại, xét cho cùng, là nhằm mang lại quyền lợi cho người dân, tạo điều kiện cho người dân có cơ hội phát triển toàn diện. Nhìn rộng ra trong khu vực, mục tiêu này phù hợp với bối cảnh các nước ASEAN đang nỗ lực xây dựng một Cộng đồng ASEAN hướng tới người dân và “lấy người dân làm trung tâm”.

Bảy là, nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu, củng cố và phát triển lý luận, thông tin tuyên truyền, nhất là thông tin đối ngoại trong tình hình mới đối với việc bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc; tận dụng hiệu quả sức mạnh của công nghệ thông tin và truyền thông nhằm xúc tiến liên tục, bền bỉ các chương trình truyền thông về văn hóa, đất nước, con người Việt Nam; về chủ quyền của Việt Nam trong lịch sử và hiện tại..., giúp nâng cao hình ảnh và tranh thủ sự ủng hộ của các nước, nhân dân trên thế giới đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền cũng như xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam.

TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

Ngày nay, trong điều kiện bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc Việt Nam đứng trước nhiều thuận lợi song cũng đối mặt với không ít khó khăn, thách thức chung và riêng đó là: việc chủ động, tích cực hội nhập quốc tế và đẩy mạnh các hoạt động đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa ở tầm khu vực và toàn cầu để thực hiện và bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc trong bối cảnh diễn ra những thay đổi khó đoán định của tình hình quốc tế, khu vực; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, các trung tâm quyền lực tiếp tục diễn ra gay gắt; ở khu vực, vấn đề Biển Đông ngày càng phức tạp, do sự chồng xếp, đan xen của ba tầng quan hệ (tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và lợi ích chiến lược biển, đảo giữa các nước láng giềng; cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ - Trung Quốc và can dự của các nước lớn khác; an toàn, tự do hàng hải và hàng không trong khu vực); hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa bảo hộ có xu hướng gia tăng..., tác động không nhỏ đến vấn đề bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc; cuộc cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ chưa từng có, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cùng với đó là vấn đề an ninh mạng.

Do vậy, để bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc hiện nay cần quán triệt và thực hiện tốt một số giải pháp đó là:

Thứ nhất, tiếp tục triển khai có hiệu quả các chủ trương, quan điểm, đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, như: 1- Kiên trì thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng; là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế; 2- Tranh thủ cơ hội, tiếp tục đưa các mối quan hệ quốc tế đi vào chiều sâu, tạo sự đan xen lợi ích của các nước lớn ở Việt Nam; nâng tầm đối ngoại đa phương, song phương; thực hiện có hiệu quả các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới...

Thứ hai, luôn theo dõi, bám sát diễn biến tình hình, vận dụng phương pháp khoa học để đánh giá đúng tình hình thế giới, khu vực; nắm bắt, dự báo được các xu hướng trong quan hệ quốc tế, cũng như mục tiêu chiến lược của các nước, nhất là các nước lớn đối với khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng, để kịp thời đề ra đường lối, chính sách phù hợp, chính xác, trong đó phải luôn đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trước hết, trên hết; bất luận hoàn cảnh nào cũng tránh để rơi vào thế kẹt giữa các bên, đúng như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Bất kỳ hòa bình hoặc chiến tranh, ta cũng phải nắm vững chủ động, phải thấy trước, chuẩn bị trước”(17).

Thứ ba, phát huy sức mạnh tổng hợp trên cơ sở kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế để khai thác, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực đáp ứng tốt yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh mới. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc trong đường lối cách mạng của Đảng ta, nhất là khi thế giới đang phải đối diện với những thách thức khó lường ngày càng trở nên phức tạp, nghiêm trọng hơn.

Thứ tư, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia - dân tộc với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế và lợi ích chính đáng của các quốc gia, dân tộc khác. Hiện nay, tất cả các nước trên thế giới đều coi trọng, đề cao lợi ích quốc gia - dân tộc khi thực thi chính sách đối ngoại. Nhưng do mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc khác nhau, nên lợi ích quốc gia - dân tộc của mỗi nước cũng không hoàn toàn giống nhau, thậm chí đối nghịch nhau. Do vậy, để có môi trường hòa bình, an ninh và ổn định phục vụ phát triển bền vững cho mỗi quốc gia, dân tộc, vấn đề quan trọng đặt ra là cần tìm thấy “điểm tương đồng”. Ở đây, điểm tương đồng chính là sự tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế mà toàn thể nhân loại đã và đang nỗ lực gìn giữ nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế. Do vậy, kể từ khi ra đời năm 1945, Chính phủ Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, và điều này cũng chính là bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc của Việt Nam, đồng thời bảo đảm hài hòa với lợi ích của các đối tác, lợi ích chung của cộng đồng khu vực và quốc tế.

Thứ năm, tiếp tục tạo dựng và phát triển hình ảnh Việt Nam là một quốc gia “có trách nhiệm”, “đối tác tin cậy”. Đây là mục tiêu vừa mang tính đối nội, vừa mang tính đối ngoại. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, một quốc gia được cho là phát triển và giàu mạnh luôn là quốc gia sở hữu những thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế. Để hội nhập thành công cũng như tận dụng được các cơ hội mà hội nhập quốc tế đem lại, nhất là khi tham gia các hiệp định thương mại tự do, Việt Nam cần xây dựng một chiến lược phát triển các thương hiệu quốc gia mạnh nhằm phát huy hiệu quả các nguồn lực và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và hàng hóa - dịch vụ, từ đó nâng cao giá trị các thương hiệu cũng như hình ảnh Việt Nam trên trường quốc tế, góp phần tăng cường sức mạnh tổng hợp quốc gia.

Thứ sáu, bảo đảm an ninh và phát triển cho người dân trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Quốc gia - dân tộc Việt Nam là một cộng đồng thống nhất, tạo nên sức mạnh tổng hợp để bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và phát triển kinh tế. Lợi ích của cộng đồng dân tộc cũng bao hàm lợi ích của mỗi cá nhân con người, an ninh quốc gia cũng không thể tách rời an ninh con người. Các hoạt động đối ngoại, xét cho cùng, là nhằm mang lại quyền lợi cho người dân, tạo điều kiện cho người dân có cơ hội phát triển toàn diện. Nhìn rộng ra trong khu vực, mục tiêu này phù hợp với bối cảnh các nước ASEAN đang nỗ lực xây dựng một Cộng đồng ASEAN hướng tới người dân và “lấy người dân làm trung tâm”.

Thứ bảy, nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu, củng cố và phát triển lý luận, thông tin tuyên truyền, nhất là thông tin đối ngoại trong tình hình mới đối với việc bảo đảm lợi ích quốc gia - dân tộc; tận dụng hiệu quả sức mạnh của công nghệ thông tin và truyền thông nhằm xúc tiến liên tục, bền bỉ các chương trình truyền thông về văn hóa, đất nước, con người Việt Nam; về chủ quyền của Việt Nam trong lịch sử và hiện tại..., giúp nâng cao hình ảnh và tranh thủ sự ủng hộ của các nước, nhân dân trên thế giới đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền cũng như xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét