Tác hại của chủ nghĩa cá nhân
đối với năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng là rất lớn; việc nhận
diện chủ nghĩa cá nhân cũng rất phức tạp và có nhiều khó khăn, gian khổ trong đấu
tranh, vì đó là những hạn chế, khuyết điểm tồn tại ngay trong chính bản thân mỗi
người đảng viên và tổ chức đảng. Mặc dù “...việc tranh đấu với kẻ địch trong
người, trong nội bộ, trong tinh thần là một khó khăn, đau xót”[1], nhưng
không phải vì thế mà chấp nhận sống chung, buông xuôi, không dám đấu tranh, ngược
lại càng phải kiên quyết, kiên trì, bền bỉ, quyết liệt chống chủ nghĩa cá nhân
trong mỗi cá nhân đảng viên và tổ chức đảng. Do vậy, để đấu tranh, loại bỏ
chủ nghĩa cá nhân, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng,
cần tập trung thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu sau:
Một
là, tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên
về mọi mặt. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào
quản lý, tổ chức thực hiện việc học tập, nghiên cứu phát triển lý luận, đảm bảo
hiệu quả, chất lượng, phù hợp thực tiễn. Đổi mới căn bản chương trình, nội
dung, phương pháp giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh theo
phương châm khoa học, thực tiễn, sáng tạo và hiện đại; đưa việc bồi dưỡng lý
luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cập nhật kiến thức lý luận mới cho cán
bộ, đảng viên, cán bộ lãnh đạo, chỉ huy các cấp, nhất là cán bộ chủ trì ở các
cơ quan, đơn vị đi vào nền nếp, chú trọng chất lượng, hiệu quả, siết chặt kỷ
luật, kỷ cương. Các cấp ủy, tổ chức đảng cần thường xuyên làm tốt công tác
tuyên truyền, giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh về rèn luyện đạo đức cách mạng, quyét
sạch chủ nghĩa các nhân; nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về bản chất,
biểu hiện và tác hại của chủ nghĩa cá nhân; tăng cường giáo dục, nâng cao nhận
thức về mục tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan,
đơn vị, khơi dậy tinh thần trách nhiệm, khát vọng cống hiến, ý thức, thái độ của
cán bộ, đảng viên đối với việc thực hiện các nhiệm vụ. Tiếp tục đẩy mạnh việc
giáo dục, quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp
luật Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 khóa XIII về “Tăng cường xây
dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ”; Quy định 37-QĐ/TW, ngày 25-10-2021 của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng về “Những điều đảng viên không được làm”; Luật Thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí; Luật Phòng, chống tham nhũng. Cùng với đó, cần đa dạng
hóa các hình thức, biện pháp tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán
bộ, đảng viên như thông qua tổ chức chặt chẽ việc học tập nghị quyết, chỉ thị,
quy định, kết luận, các văn bản của cấp ủy đảng các cấp; trong học tập chính
trị cần coi trọng những vấn đề cơ bản, thiết thực, có trọng điểm trong hệ thống
lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của
Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tình hình nhiệm vụ tổ chức, của cách
mạng cho các đối tượng, nhất là cán bộ chủ trì các cấp; đồng thời nội dung giáo
dục cần đổi mới, nâng cao theo hướng cơ bản, hệ thống, thống nhất, thiết thực,
có kế thừa, phát triển, vận dụng sát thực tế tình hình, bảo đảm khối lượng kiến
thức đáp ứng yêu cầu nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống,
tính tổ chức, tính kỷ luật cho cán bộ, đảng viên; Chú
trọng đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quản lý, kiểm tra, phúc tra đánh giá kết quả
công tác giáo dục chính trị, hình thức, phương pháp kiểm tra thường
xuyên được đổi mới, phù hợp với từng đối tượng; duy trì chặt chẽ chế
độ, nền nếp sinh hoạt của các cấp ủy, tổ chức đảng; đẩy mạnh công tác tuyên
truyền, cổ động, biểu dương, khen thưởng gương người tốt, việc tốt và nhân rộng
những điển hình tiên tiến đối với việc đấu tranh phòng, chống tiêu cực, sai
trái trong các tổ chức đảng; thông qua thực tiễn thực hiện các nhiệm vụ; phát
huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng và các hoạt động văn hóa
quần chúng, xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị cơ sở.
Hai
là, nâng cao chất lượng sinh hoạt của các cấp ủy, tổ chức đảng. Thực hiện nghiêm túc nền nếp chế độ sinh hoạt
theo quy định của Điều lệ Đảng; nâng cao chất lượng các
hình thức sinh hoạt lãnh đạo, sinh hoạt tự phê bình và phê bình, sinh hoạt học
tập ở cấp ủy và tổ chức cơ sở đảng các cấp. Tiếp tục quán triệt, thực hiện chặt
chẽ Hướng dẫn số 12-HD/BTCTW ngày 06/7/2018 của Ban Tổ chức Trung ương về một
số vấn đề về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; Kết luận số 38-KL/TW ngày
13/11/2018 của Bộ Chính trị về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW
của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến
đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Làm tốt mọi
công tác chuẩn bị cả về thời gian, địa điểm, nội dung sinh hoạt thường kỳ và
sinh hoạt chuyên đề. Duy trì, điều hành sinh hoạt đúng thủ tục, nguyên tắc nhất
là thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ; nêu cao tính đấu tranh tự phê
bình và phê bình của cán bộ, đảng viên trong sinh hoạt; đồng thời cần tạo bầu
không khí dân chủ, thẳng thắn, cởi mở, phát huy cao nhất trách nhiệm của các đồng
chí cấp ủy viên, đảng viên tham gia đóng góp ý kiến. Kiên quyết đấu tranh chống
mọi biểu hiện vi phạm nguyên tắc, mất dân chủ hoặc tư tưởng trung bình chủ
nghĩa, dĩ hòa vi quý trong sinh hoạt cấp ủy, tổ chức đảng. Dân chủ như Chủ tịch
Hồ Chí Minh từng dạy “Dân chủ là làm sao để cho dân mở mồm ra”.
Ba
là, đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát đối với các cấp ủy, tổ chức đảng và đảng
viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “kiểm tra có tác
dụng thúc đẩy và giáo dục đảng viên và cán bộ làm trọn nhiệm vụ đối với Đảng,
đối với Nhà nước, làm gương mẫu tốt cho nhân dân; “kiểm soát khéo, bao nhiêu
khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa kiểm tra khéo về sau khuyết điểm nhất định bớt
đi”[2].
Vì vậy, các cấp ủy, tổ chức đảng cần quán triệt và thực hiện tốt Quy định số
22-QĐ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 28/7/2021 về công tác kiểm tra,
giám sát và kỷ luật của Đảng. Xây dựng, bổ sung,
hoàn thiện quy chế làm việc, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng cá
nhân, tổ chức trong công tác kiểm tra, giám sát. Chủ động xây dựng kế hoạch
kiểm tra, giám sát đảng viên, tổ chức đảng cho phù hợp với thực tiễn cơ quan,
đơn vị. Phát huy vai trò của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm
tra các cấp trong công tác kiểm tra, giám sát. Nội dung kiểm tra, giám sát tập
trung vào việc thực hiện nhiệm vụ, việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ,
việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, việc rèn luyện đạo đức, lối sống... Kết
hợp chặt chẽ kiểm tra, giám sát tổ chức đảng cấp dưới trực tiếp gắn với kiểm
tra, giám sát cấp ủy viên, cán bộ chủ trì về thực hiện chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy
các cấp, việc chấp hành nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, nhiệm vụ đảng
viên và thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Quá trình kiểm tra, giám sát
phải kịp thời phát hiện ngăn chặn, xử lý nghiêm mọi cán bộ, đảng viên vi phạm
về trách nhiệm, phẩm chất, đạo đức, lối sống, rơi vào chủ nghĩa cá nhân; kiên quyết xử lý các tổ chức đảng vi phạm
nguyên tắc, thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, kiểm tra, giám sát.
Bốn
là, phát huy tính tích cực, tự giác, nêu gương của cán bộ, đảng viên trong tự
tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng. Từng cán bộ, đảng viên
cần quán triệt, cụ thể hóa và thực hiện tốt
Quy định số 08-QĐi/TW ngày 25/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
khóa XII về “Trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên
Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng”; Kết
luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị
số 05-CT/TW của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Hướng dẫn số 16-HD/BTGTW về học tập Chuyên đề
toàn khóa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển
đất nước phồn vinh, hạnh phúc”. Tích cực tự học tập, tự nghiên cứu nâng cao
năng lực, trình độ mọi mặt, rèn luyện đạo đức cách mạng, phương pháp tác phong
làm việc khoa học, cụ thể, tỷ mỷ. Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp cần quan tâm tạo
điều kiện mọi mặt, xây dựng môi trường văn hóa dân chủ, lành lạnh; nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần của cán bộ, đảng viên.
Năm
là, tăng cường các biện pháp thực hiện kiểm soát quyền lực đối với đội ngũ cán
bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ trì, chủ chốt – người đứng đầu cơ quan, đơn
vị. Quán triệt phương châm của Đảng ta trong kiểm soát quyền lực là
không có “vùng cấm”, không loại trừ bất cứ đối tượng nào, bất kỳ cấp nào, giữ
bất kỳ cương vị nào: nếu lạm quyền, lộng quyền, lợi dụng quyền lực vì lợi ích
cá nhân, tham nhũng, “lợi ích nhóm” đều phải được kiểm tra, thanh tra, điều
tra, xem xét, kết luận và xử lý nghiêm theo quy định của Đảng và pháp luật của
Nhà nước. Vì vậy cần bổ sung, hoàn thiện các quy định của Đảng, pháp luật của
Nhà nước để có cơ chế quản lý quyền lực chặt chẽ và có chế tài xử lý nghiêm
minh những tổ chức, cá nhân lạm quyền, lộng quyền, lợi dụng quyền lực vì lợi
ích cá nhân để tham nhũng, trục lợi, “lợi ích nhóm”. Phải quản lý chặt chẽ cán
bộ, đảng viên nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý, đặc biệt là người đứng đầu. Như
thế chủ nghĩa cá nhân mới không có điều kiện, cơ hội tồn tại, phát triển.
Nhận
diện những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân và thực hiện đồng bộ các giải pháp
là nội dung quan trọng nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của các tổ chức
đảng và đội ngũ cán bộ đảng viên, để Đảng ta luôn xứng đáng là hạt nhân lãnh
đạo cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét