Năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu có ý nghĩa quan trọng đảm bảo cho tổ chức đảng lãnh đạo và tổ chức thực
hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch
vững mạnh, tiêu biểu. Tuy nhiên, hiện nay, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
một số tổ chức đảng đang có biểu hiện suy giảm. Sự suy giảm đó có nhiều nguyên
nhân, nhưng trong đó nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp đó là do chủ nghĩa cá nhân.
Chính vì vậy, việc nhận thức đúng đắn về bản chất, tác hại để tăng cường đấu tranh phòng, chống chủ nghĩa
các nhân trong các tổ chức đảng là vấn đề có tính cấp thiết hiện nay, góp phần
quan trọng đối với việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức
đảng.
Thứ nhất, chủ nghĩa cá nhân làm suy giảm năng lực
quán triệt, cụ thể hóa và xác định các chủ trương, biện pháp lãnh đạo của các tổ
chức đảng. Việc quán triệt, cụ thể hóa các nhiệm vụ và nghị quyết của cấp trên
vào cấp mình nếu bị chi phối bởi chủ nghĩa cá nhân, sẽ dẫn đến việc xác định
các chủ trương, biện pháp lãnh đạo mang tính chủ quan, cảm tính, cục bộ và các
chủ trương, biện pháp lãnh đạo đề ra chủ yếu là nhằm để phục vụ cho lợi ích của
một người hoặc một nhóm người, dẫn tới không chú ý đến lợi ích chung của tổ chức
đảng.
Thứ hai, chủ nghĩa cá nhân làm suy giảm năng lực
tổ chức thực hiện nghị quyết và công tác kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng. Do
chủ nghĩa cá nhân, dẫn đến việc triển khai các chủ trương, nội dung lãnh đạo
cũng như các biện pháp tổ chức thực hiện không kịp thời, không có sự thống nhất,
dễ dẫn đến mâu thuẫn, mất đoàn kết trong chính nội bộ tổ chức đảng đó; tiến
hành công tác kiểm tra, giám sát không kiên quyết, thiếu chặt chẽ, dẫn đến các
biểu hiện né tránh, không dám xử lý các sai phạm, sợ động chạm đến lợi ích của các
cá nhân, lợi ích của nhóm người cụ thể. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều
lần khẳng định: “Do cá nhân chủ nghĩa mà mất đoàn kết, thiếu tính tổ chức, tính
kỷ luật, kém tinh thần trách nhiệm, không chấp hành đúng chính sách của Đảng và
của Nhà nước, làm hại đến lợi ích của cách mạng, của Nhân dân”[1].
Thứ ba, chủ nghĩa cá nhân làm suy giảm năng lực sơ, tổng kết,
dự báo, đánh giá tình tình của các tổ chức đảng.
Việc sơ, tổng kết công tác lãnh đạo, tổ chức thực hiện nghị quyết của tổ chức đảng
sẽ không đảm bảo khách quan, chính xác, dễ dẫn đến tình trạng thổi phồng thành
tích, che dấu, né tránh khuyết điểm, sai phạm, tranh công đổ lỗi, đùn đẩy, cá
biệt không dám chịu trách nhiệm nếu tổ chức đảng rơi vào chủ nghĩa cá nhân. Đồng
thời, chủ nghĩa cá nhân cũng làm cho năng lực dự báo tình hình, khả năng điều
chỉnh các chủ trương, biện pháp lãnh đạo của các tổ chức đảng không kịp thời, thiếu
tính khoa học và không sát với thực tiễn tình hình và nhiệm vụ của đơn vị.
Thứ tư, chủ nghĩa cá nhân làm suy giảm khả năng đấu
tranh, khắc phục những biểu hiện tiêu cực, sai trái, những hạn chế, khuyết điểm
của cán bộ, đảng viên, cũng như tổ chức đảng.
Sức chiến đấu của các tổ chức đảng được biểu hiện trước hết ở trình độ
giác ngộ, bản lĩnh chính trị của cán bộ, đảng viên trước những diễn biến phức tạp
của tình hình nhiệm vụ; khả năng đề kháng, miễn dịch và đấu tranh chống lại những
biểu hiện tiêu cực, sai trái, những hạn chế khuyết điểm. Chủ nghĩa cá nhân làm cho các tổ chức đảng mất sức đề kháng trước những
tác động từ bên ngoài, mất sức chiến đấu với những sai trái, tiêu cực, mất khả
năng khắc phục giải quyết các hạn chế, khuyết điểm tồn tại trong tổ chức.
Thứ năm, chủ nghĩa cá nhân làm thoái hóa, biến
chất một bộ phận đảng viên trong các tổ chức đảng. Do sa vào chủ nghĩa cá nhân
mà cán bộ, đảng viên từng bước suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức,
lối sống; có những suy nghĩ, hành vi trái với đạo đức cách mạng, xa rời mục
tiêu, lý tưởng cách mạng của Đảng, của dân tộc, không chịu tu dưỡng, rèn luyện,
dẫn đến phạm nhiều sai lầm, khuyết điểm làm vương hại đến Đảng, Nhà nước, dân tộc,
Nhân dân và cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Do cá nhân
chủ nghĩa mà ngại gian khổ, khó khăn, sa vào tham ô, hủ hoá, lãng phí, xa hoa.
Họ tham danh trục lợi, thích địa vị quyền hành. Họ tự cao tự đại, coi thường tập
thể, xem khinh quần chúng, độc đoán chuyên quyền. Họ xa rời quần chúng, xa rời
thực tế, mắc bệnh quan liêu mệnh lệnh. Họ không có tinh thần cố gắng vươn lên,
không chịu học tập để tiến bộ”[2].
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét