VIỆT NAM – LIÊN BANG NGA ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Vừa
qua, trên trang “Doithoaionline” Dân Trần có bài viết: “Hiệp định Việt – Nga: ký cho vui chứ chẳng ý nghĩa gì”,
cho rằng 11 văn kiện hợp tác quốc tế giữa Việt Nam – Liên bang Nga trong chuyến
thăm Việt Nam của Tổng thống Nga Vladimir Putin từ ngày 19 – 20/6/2024 theo lời
mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là hão huyền, không thể thực hiện được.
Bởi vì, xét về mặt lịch sử, tháng 2/1979 khi Việt Nam bị Trung Quốc tấn công,
Liên Xô chỉ lên tiếng phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút quân ngay lập tức,
ngoài ra không có hành động quân sự nào giúp Việt Nam, mặc dù trước đó năm 1978
Việt – Xô từng ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa hai nước và hiện nay Nga đã
kiệt quệ về kinh tế và quân sự sau hơn hai năm sa lầy trong cuộc chiến xâm lược
Ukraine. Thực tế, Dân Trần đang cố tình xuyên tạc và không hiểu gì về quan hệ
truyền thống giữa Việt Nam và Liên bang Nga.
1.
Trong cuộc chiến đấu
bảo vệ biên giới phía Bắc (17/02/1979). Ngày 19/2/1979, Chính phủ Liên Xô tuyên
bố: Liên bang Xô Viết sẽ thực hiện đầy đủ những điều khoản cam kết được ghi
trong Hiệp ước hợp tác hữu nghị toàn diện và giúp đỡ lẫn nhau giữa Liên Xô và
Việt Nam; yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa
chống nhân dân Việt Nam và lập tức rút quân khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa Xã hội
chủ nghĩa Việt Nam…, nếu Trung Quốc tiếp tục chiến tranh, tấn công Hà Nội và
Hải Phòng, hoặc duy trì quân đội của mình trên vùng đất chiếm được. Liên Xô, sẽ
thể hiện sự kiên quyết và sức mạnh trước toàn thế giới, giữ lời cam kết với
đồng minh, sẽ tham gia giải quyết xung đột.
Cùng lúc đó, một cầu
hàng không được thiết lập từ Liên Xô đến Việt Nam. Ngày 19/2/1979, một đội
chuyên gia kỹ, chiến thuật binh chủng và cố vấn quân sự của tất cả các quân,
binh chủng thuộc quân đội Liên Xô, được tăng cường đến Việt Nam có nhiệm vụ hỗ
trợ, giúp đỡ và cố vấn cho các cán bộ Quân đội nhân dân Việt Nam tại chiến
trường, đồng thời, cử phi đoàn máy bay vận tải An- 12, tiến hành không vận toàn
bộ một Quân đoàn của Quân đội nhân dân Việt Nam từ Campuchia về Lạng Sơn; viện
trợ hơn 1.000 đơn vị (unit) trang thiết bị chiến đấu, 20 máy bay quân sự và máy
bay trực thăng, hơn 3 nghìn tấn vũ khí trang bị, đạn và cơ sở vật chất phục vụ
chiến tranh, hơn 400 xe tăng và xe thiết giáp, xe bộ binh cơ giới, 400 khẩu
pháo và súng cối, 50 tổ hợp pháo phản lực Grad BM-21, hơn 100 khẩu pháo phòng
không, 400 tổ hợp tên lửa phòng không vác vai và hàng nghìn tên lửa, 800 súng
chống tăng RPG-7, 20 máy bay tiêm kích cho Quân đội nhân dân Việt Nam. Trên khu
vực biên giới với Trung Quốc, tất cả các đơn vị của quân đội Liên Xô được lệnh
chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu và tiến hành cuộc diễn tập hiệp đồng quân
binh chủng có sử dụng đạn thật và sẵn sàng tham chiến khi có lệnh. Nhờ lập
trường kiên quyết và cứng rắn của Liên Xô cùng với ý chí kiên cường, lòng dũng
cảm, năng lực chiến đấu mạnh mẽ của Quân đội nhân dân Việt Nam, ngày 5/3/1979,
Trung Quốc tuyên bố rút quân khỏi lãnh Việt Nam mà không đạt được mục đích đề
ra.
2.
Việt Nam luôn coi
trọng quan hệ truyền thống, đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga là
ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của mình. Việt Nam ủng hộ Liên bang
Nga đóng góp tích cực vào công việc chung của cộng đồng quốc tế, đồng thời tin
tưởng rằng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, vững mạnh có uy tín và vị thế
ngày càng cao cũng phù hợp với lợi ích lâu dài của Liên bang Nga ở châu Á-Thái
Bình Dương và trên thế giới. Liên bang Nga khẳng định, Việt Nam là một trong
những đối tác chiến lược toàn diện quan trọng nhất của Liên bang Nga tại khu
vực châu Á-Thái Bình Dương, thể hiện nổi bật qua quan hệ chính trị – ngoại giao
tốt đẹp, hợp tác kinh tế – thương mại được duy trì, hợp tác quốc phòng, an ninh
được củng cố, phát triển, hợp tác trên các lĩnh vực khác được thúc đẩy và quan
hệ giữa các tổ chức xã hội và giao lưu nhân dân ngày càng hiệu quả.
Hai bên khẳng định:
Việc củng cố và nâng cao hiệu quả quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện là một
trong những ưu tiên đối ngoại của Việt Nam và Liên bang Nga, đáp ứng lợi ích
lâu dài, góp phần vào sự phát triển của mỗi nước, cũng như nâng cao vai trò của
hai quốc gia tại mỗi khu vực và trên thế giới. Việt Nam và Liên bang Nga xây
dựng quan hệ trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ, quyền bình đẳng và tự quyết của các dân tộc, không can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết
hòa bình các tranh chấp, cũng như trên cơ sở phù hợp với Hiến chương Liên hợp
quốc và luật pháp quốc tế, quyết tâm hợp tác chặt chẽ trên tất cả các lĩnh vực
trong khuôn khổ song phương và đa phương. Việt Nam và Liên bang Nga không liên
minh hoặc thỏa thuận với bên thứ ba nhằm có các hành động phương hại đến độc
lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, cũng như lợi ích cơ bản của nhau. Việc
phát triển quan hệ Việt Nam – Liên bang Nga không nhằm chống lại bất kỳ bên thứ
ba khác. Như vậy, việc hiện thực hoá 11 văn kiện hợp tác quốc tế giữa Việt Nam
– Liên bang Nga được ký kết ngày 20/6/2024 vừa qua là hoàn toàn có cơ sở.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét