Năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu có ý nghĩa quan trọng đảm bảo cho tổ chức đảng lãnh đạo và tổ chức thực
hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng tổ chức đảng trong sạch
vững mạnh, tiêu biểu. Tuy nhiên, hiện nay, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
một số tổ chức đảng có mối quan hệ với chủ
nghĩa cá nhân..
Chủ
nghĩa cá nhân, đó là những suy nghĩ, hành động tuyệt đối hóa, chỉ quan tâm,
chăm lo đến lợi ích cá nhân, không quan tâm đến lợi ích của người khác và của tập
thể, nó là một thứ vi trùng rất độc đẻ ra hàng trăm thứ bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng
trực tiếp đến sự vững mạnh, phát triển của các cá nhân, tổ chức. Bản chất chủ nghĩa cá nhân là “việc gì cũng chỉ lo cho lợi ích của riêng
mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể. Miễn là mình béo, mặc thiên
hạ gầy. Nó là mẹ đẻ ra tất cả mọi tính hư nết xấu như: lười biếng, suy bì, kiêu
căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng phí, tham ô. Nó là kẻ thù hung ác của đạo đức
cách mạng”[1]. Trong cuộc đời hoạt động
cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người đặc biệt quan tâm đến rèn luyện đạo đức
cách mạng và đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân. Người cho rằng, để xây dựng Đảng
trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức thực và thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ cách mạng, nhất thiết phải gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa
cá nhân. Người khẳng định: “Chủ
nghĩa cá nhân đẻ ra trăm thứ bệnh nguy hiểm: quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, chủ
quan, tham ô, lãng phí… Nó trói buộc, nó bịt mắt những nạn nhân của nó, những
người này bất kỳ việc gì cũng xuất phát từ lòng tham muốn danh lợi, địa vị cho
cá nhân mình, chứ không nghĩ đến lợi ích của giai cấp, của Nhân dân”[2]. “Một
dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn,
không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu
lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”[3]. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, muốn
đánh thắng kẻ địch bên ngoài, thì trước hết phải đánh thắng kẻ địch bên trong
đó là chủ nghĩa cá nhân. Người cho rằng:
“Trước mặt quần chúng, không phải ta cứ viết lên trán chữ “Cộng sản” mà ta được
họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức”[4]. Vì thế, đặt ra yêu cầu
quan trọng đối với mỗi cán bộ, đảng viên và các tổ chức đảng là phải thường
xuyên tu dưỡng, rèn luyện và thực hành đạo đức cách mạng, kiên quyết đấu tranh
chống chủ nghĩa cá nhân.
Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng
là tổng hợp khả năng, điều kiện của tổ chức đảng trong việc thực hiện các khâu,
các bước của quy trình lãnh đạo và khả năng khắc phục những biểu hiện tiêu cực,
sai trái, những hạn chế, khuyết điểm nhằm đạt được kết quả cao trong lãnh đạo
thực hiện các nhiệm vụ. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng được
cấu thành bởi nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài, trong đó yếu tố bên trong, yếu
tố nội sinh của tổ chức đảng là chủ yếu. Thực tiễn, hiện nay, cơ bản đội ngũ
cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng vẫn giữ vững vai trò lãnh đạo của mình. Song
còn không ít cán bộ, đảng viên bản lĩnh chính trị chưa thật sự vững vàng, vai
trò tiên phong, gương mẫu còn hạn chế, tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê
bình còn yếu, còn tha hóa biến chất về phẩm chất đạo đức lối sống, có lối sống
buông thả, không ghép mình vào tổ chức, ích kỷ nhỏ nhen, ganh đua, kèn cựa; năng
lực, trình độ của một số cấp ủy viên, bí thư cấp ủy, cán bộ, đảng viên chưa đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ; công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, rèn luyện bản lĩnh
chính trị, đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên chưa thường xuyên; phương thức
lãnh đạo, lề lối làm việc, nội dung, chế độ sinh hoạt cấp ủy, đảng bộ, chi bộ
chậm đổi mới… những vấn đề đó làm suy giảm năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của
tổ chức đảng. Nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm trên có cả khách quan
và chủ quan. Trong đó, chủ nghĩa cá nhân chính là một trong những nguyên nhân
chủ quan dẫn đến việc suy giảm năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng
hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét