Âm
mưu của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị là nhằm xuyên tạc,
phủ nhận giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh. Do vậy, nghiên cứu, hiểu rõ tư tưởng
Hồ Chí Minh, không những giúp chúng ta nhận diện rõ âm mưu, thủ đoạn chống phá
của các thế lực thù địch, mà còn có cơ sở để tiếp tục khẳng định giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh trong giai đoạn
hiện nay.
Một là, giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh
đã góp phần khẳng định sự đúng đắn và làm phong phú hơn Chủ nghĩa Mác – Lênin,
là “bí quyết thành công” đối với thắng lợi cách mạng Việt Nam
Âm mưu của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị xuyên tạc,
phủ nhận giá trị lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh là
hoàn toàn sai trái. Cơ
sở lý luận và thực tiễn đã chứng minh, tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành từ 3
nhân tố: chủ nghĩa Mác – Lênin; chủ nghĩa yêu
nước Việt Nam và tinh hoa văn hoá phương Đông và phương Tây; trong đó chủ nghĩa
Mác – Lênin là nhân tố quan trọng nhất. Sự ra đời của tư tưởng Hồ Chí Minh
xuất phát từ chính sự kế thừa, vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác –
Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Trong quá trình hoạt động cách mạng, chủ
tịch Hồ Chí Minh đã phát hiện ra “tư tưởng chân lý” chủ nghĩa Mác – Lênin, coi đây là
“cẩm nang” thần kỳ mà còn là “mặt trời soi sáng” con đường cách mạng Việt Nam
đi đến thắng lợi hoàn toàn góp phần hiện thực hoá mục tiêu độc lập dân tộc gắn
liền với chủ nghĩa xã hội.
Chủ
nghĩa Mác - Lênin cung cấp hệ thống thế giới quan, phương pháp luận khoa học,
những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật
lịch sử được kiểm nghiệm qua thắng lợi Cách mạng tháng Mười Nga (1917), từng
bước được Hồ Chí Minh tiếp cận, vận dụng sáng tạo thành công vào quá trình lãnh
đạo cách mạng Việt Nam. Sự hình thành tư tưởng
Hồ Chí Minh là sự phát triển vượt trội trong hệ thống tư tưởng lý luận cách mạng,
đồng thời góp phần làm phong phú chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện lịch sử
mới, điều đó khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh hoàn toàn không dập khuôn, máy móc
mà là sự phát triển sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể cách mạng Việt Nam.
Vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh không hề tách rời, đối lập như suy luận, xuyên tạc
của các thế lực thù địch mà là hệ tư tưởng thống nhất với chủ nghĩa Mác - Lênin
về bản chất.
Hai là, khẳng
định tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam giúp Đảng ta hoạch
định đường lối, chủ trương lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
và trong sự nghiệp đổi mới đất nước.
Cùng
với Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ
nam cho mọi hành động của cách mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng với mục tiêu
xuyên suốt là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân ta đã làm nên những thắng lợi oanh liệt của Cách mạng Tháng Tám
và cuộc kháng chiến trường kỳ đánh bại thực dân Pháp hay thắng lợi vĩ đại trong
cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Trong công cuộc đổi mới, giá trị Hồ Chí Minh
không chỉ là nền tảng tư tưởng mà còn mang giá trị sức sống trường tồn cho toàn
dân tộc, là cơ sở cho Đảng ta xác định đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
trong tình hình mới.
Hiện
nay, mặc dù đất nước đã hoàn toàn độc lập nhưng cả dân tộc đang đứng trước
những thách thức to lớn như kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, cạnh tranh
kinh tế, chiến tranh thương mại, bốn nguy cơ mà Đảng ta chỉ ra vẫn còn tồn tại,
có mặt còn gay gắt hơn. Các thế lực thù địch tiếp tục tăng cường chống phá
Đảng, Nhà nước và đất nước ta. Thực tiễn đó, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân ta phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của
Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), đã lần đầu tiên đưa ra khái niệm về tư tưởng Hồ Chí Minh trong một văn kiện chính thức của
Đảng, Đảng ta khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ
thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt
Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiệu cụ thể của nước ta, kế thừa và
phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa vǎn
hóa của nhân loại. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của
nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta”.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng năm
2021 đã khẳng định: “Kiên định và không ngừng vận dụng, phát triển sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong
từng giai đoạn”. “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng, kiên quyết và thường xuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai
trái, thù địch, cơ hội chính trị; đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về
tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa trong nội bộ”, luôn “chủ động cung cấp thông tin kịp thời, chính
xác, khách quan, đúng định hướng để phòng, chống “diễn biến hòa bình”, thông
tin xấu độc trên internet, mạng xã hội”.
Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 131 năm Ngày
sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2021), đồng chí Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng có bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, đã được đăng tải trên các phương
tiện thông tin đại chúng. Xuyên suốt bài viết đã đưa ra những lý luận sâu sắc, luận cứ thuyết phục về
chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong đó khẳng định: “Điều hết sức quan trọng là phải luôn
luôn kiên định và vững vàng trên nền tảng tư tưởng lý luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin - học thuyết khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân và quần chúng
lao động. Tính khoa học và cách mạng triệt để của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh là những giá trị bền vững, đã và đang được những người cách
mạng theo đuổi và thực hiện”.
Ba là, khẳng định giá
trị tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là sản phẩm của dân tộc Việt Nam mà còn mang
giá trị tầm
vóc thời đại
Tư
tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là sản phẩm của dân tộc, của giai cấp công nhân
Việt Nam, mà còn là sản phẩm của thời đại, của nhân loại tiến bộ. Vì vậy, tư
tưởng Hồ Chí Minh đã bắt kịp nhu cầu khát vọng của thời đại; tìm ra con đường
đấu tranh tự giải phóng cho các dân tộc thuộc địa; có sức cổ vũ mạnh mẽ các dân
tộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả giải phóng con người.
Vấn
đề trên được thể hiện ở cả phương diện lý luận và thực tiễn cách mạng thế giới
hết sức sinh động. Cụ thể là, ngay những năm 20 của thế kỷ XX, trong quá trình
hình thành, tư tưởng Hồ Chí Minh đã thể hiện khát vọng chung của các dân tộc bị
áp bức trên thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức đúng sự biến chuyển của
thời đại, đặt cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa vào phạm trù cách mạng vô
sản và hoạt động không mệt mỏi cho phong trào cách mạng thế giới. Người kiên
quyết bảo vệ và phát triển quan điểm của V. I. Lênin về khả năng to lớn và vai
trò chiến lược của cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa đối với cách mạng
vô sản. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, giành độc lập dân tộc để tiến lên xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Người nhận thức sâu sắc về mối quan hệ chặt chẽ giữa vấn đề
dân tộc và vấn đề giai cấp trong cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường
cách mạng vô sản.
Như vậy, nghiên cứu, vận dụng, phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí
Minh trong giai đoạn hiện nay là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu song
cũng luôn phải gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ đấu tranh, bảo vệ sự trong sáng,
giá trị và tầm vóc của tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất là trong điều kiện hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét