Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam
Những ngày qua, trên “Vietnamthoibao”
đã đăng tải bài viết “Hám học hay hám danh?” của Nguyễn Văn Tuấn. Trong bài
viết, đã “nghĩ lại” theo kiểu “thầy bói xem voi” để minh chứng cho lời của “một
giáo sư khả kính ở Hà Nội nhận xét rằng người Việt hám danh, chớ không hẳn hám
học” là đúng. Nghĩa là Tuấn đã dựa vào “góc nhìn của xã hội phương Tây” và hiện
tượng “háo danh” của không ít người để bài bác truyền thống hiếu học của dân
tộc ta. Thực tế là:
Học
tập là cách thức con người tích lũy kinh nghiệm và làm giàu tri thức cho mình.
Không một nước nào,
không một dân tộc nào tồn tại và phát triển mà không coi trọng việc học tập.
Học tập chính là con đường ngắn nhất để làm giàu, lưu giữ, truyền đạt kiến
thức, tích lũy kinh nghiệm từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có thể nói, không
một bước phát triển nào của văn minh nhân loại mà không gắn với việc học. Học
tập góp phần trang bị hệ thống kiến thức và kỹ năng cần thiết cho mỗi cá nhân
trong lao động, sinh tồn và phát triển. Bằng vốn kiến thức, kinh nghiệm thu
nhận được từ thế hệ trước, con người nâng cao trình độ, tăng hiệu quả lao động,
nâng cao chất lượng cuộc sống, thích nghi với hoàn cảnh tự nhiên, xã hội và
tiếp tục bổ sung kinh nghiệm, phát triển tri thức. Học tập mang lại cho cá nhân
trình độ học vấn, nâng cao kỹ năng lao động, hòa nhập vào cộng đồng, thích nghi
với hoàn cảnh tự nhiên và xã hội; đồng thời rèn luyện đạo đức và nhân cách con
người. Như UNESCO đã đề xướng “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học
để tự khẳng định mình”.
Hiếu
học là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam
Hiếu học là thói quen
ham thích, coi trọng việc học hành và được hình thành lâu dài, truyền từ đời
này sang đời khác trở thành truyền thống của dân tộc Việt Nam. Người “hiếu
học” là biểu hiện của sự ham học hỏi, ham hiểu biết, muốn vươn tới, muốn chinh
phục những tri thức của nhân loại. Hiếu học thể hiện một tinh thần tự nguyện,
một sự nỗ lực cố gắng không ngừng của bản thân, không bao giờ tự bằng lòng với
những cái đã biết, những cái đã học được. Người hiếu học có thể học ở mọi nơi,
mọi lúc, học trong sách vở, học trong cuộc sống. Dân tộc Việt Nam là một dân
tộc thông minh và có truyền thống hiếu học. Người Việt Nam luôn coi trọng việc
học, lấy việc học làm điều căn bản để thực hiện đạo lý làm người.
Nổi bật lên những
nhân vật có tinh thần hiếu học, đó là Thầy Chu Văn An (1292 –
1370); Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất Việt Nam – Nguyễn Hiền (1234 – 1256);
Nhà sử học Lê Văn Hưu (1230 – 1322), Nhà chính trị – nhà quân sự – nhà
văn hóa Nguyễn Trãi (1380 – 1442); Nhà toán học Lương Thế Vinh (1441 –
1497); Nhà văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585); Nhà bác học Lê Qúy Đôn
(1726 – 1784); Thầy giáo Võ Trường Toản (1709 – 1792); Anh hùng giải phóng dân
tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh; Thầy giáo – Nhà khoa học Tạ Quang Bửu
(1910 – 1986); Thầy Nguyễn Ngọc Ký (1947 – 2022), v,v… là những tấm gương hiếu
học, tự học, đồng thời là những “nhà giáo, nhà văn hóa mẫu mực đức trọng, tài
cao”, mãi sáng ngời cho mọi thế hệ học sinh noi theo.
Tiếp
nối truyền thống hiếu học trong thời đại Hồ Chí Minh
Truyền thống hiếu học
của dân tộc đã thấm đẫm trong nhận thức của người Việt Nam, tiếp tục được kết
tinh và tỏa sáng trong thời đại Hồ Chí Minh. Ngay sau khi giành được độc lập,
trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, ngày 03 – 9 – 1945, khi đề cập “Những
nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”, Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã đưa ra sáu “vấn đề cấp bách hơn cả” trong đó có “vấn đề thứ hai là nạn dốt”.
Nạn dốt làm cho hơn 90% đồng bào Việt Nam mù chữ; đó là sản phẩm của một trong
những phương pháp độc ác mà bọn thực dân đã dùng để cai trị chúng ta. Đó là một
trong ba thứ giặc cần phải diệt. Bởi: “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”.
Hạnh phúc đầu tiên khi đất nước có nền độc lập là đồng bào được đi học, được
thoát khỏi sự tăm tối của cuộc đời để đến với ánh sáng của thế giới tri thức,
văn minh. Ngày 04 – 10 – 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục ra lời kêu gọi
“chống nạn thất học” để khuyến khích toàn dân học tập. Chỉ trong vòng một năm
đã có trên 2,5 triệu người biết chữ, đồng thời các hủ tục cũng dần được xóa bỏ.
Hạnh phúc của thành quả đầu tiên ấy đã góp phần quan trọng xây dựng nền móng hệ
thống giáo dục phổ thông, chuyên nghiệp, đại học, văn hóa, khoa học kỹ thuật
của đất nước ngày nay.
Trong 94 năm lãnh đạo
đất nước, Đảng ta luôn quan tập đặc biệt đến công tác giáo dục, đào tạo. Coi
đây là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước và luôn
bảo đảm điều kiện thuận lợi để mỗi người dân có cơ hội được thụ hưởng công bằng
thành quả của nền giáo dục. Học tập không chỉ là nghĩa vụ thiêng liêng mà còn
là quyền lợi cao cả của mọi công dân. Học tập không chỉ đem lại hạnh phúc cho
mỗi cá nhân, mà còn là hạnh phúc cho cả một dân tộc và toàn nhân loại.
Những nhận định xuyên
tạc của Nguyễn Văn Tuấn không lừa gạt được người dân Việt Nam, mà ngược lại chỉ
làm cho dân ta thấy rõ bộ mặt thật của những kẻ phản động, lừa dân, hại nước
như Nguyễn Văn Tuấn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét