Theo Từ điển Chủ nghĩa cộng sản khoa học, “Chủ nghĩa dân tộc là tâm lý, hệ tư tưởng, thế giới quan và chính sách thích những dân tộc này hơn những dân tộc khác, tán dương dân tộc mình, gây căm thù dân tộc và thù hằn chủng tộc”. Theo đó, chủ nghĩa dân tộc được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như chủ nghĩa sô-vanh nước lớn có tâm lý coi thường các dân tộc khác, tự cho mình quyền “khai hóa văn minh” cho các dân tộc nhỏ hơn hay chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, có khuynh hướng khép kín, không muốn mở rộng quan hệ với các dân tộc khác. Cả hai khung hướng này của chủ nghĩa dân tộc đều xa lạ với bản chất của giai cấp vô sản - giai cấp đại diện cho chủ nghĩa quốc tế vô sản. Do đó, về bản chất, chủ nghĩa dân tộc là thù địch với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, với thế giới quan mácxít và mâu thuẫn với quá trình khách quan của sự phát triển. Đó là sự xích lại gần nhau của các dân tộc đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.
Là lãnh
tụ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, V.I.Lênin luôn phê phán những
người cộng sản có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa. V.I.Lênin chỉ rõ: “Cuộc đấu tranh
chống những thành kiến dân tộc chủ nghĩa càng có ý nghĩa trọng đại khi vấn đề
chuyển nền chuyên chính vô sản từ phạm vi quốc gia (tức là mới tồn tại ở trong
một nước và không có khả năng quyết định được chính trị thế giới) thành chuyên
chính vô sản trên quy mô quốc tế (tức là chuyên chính vô sản ít nhất cũng ở một
số nước tiên tiến và có khả năng tác động quyết định đến toàn bộ chính trị thế
giới), ngày càng trở nên bức thiết”. Quan điểm của V.I.Lênin đã cho thấy, những
người theo chủ nghĩa cộng sản chân chính không thể có tư tưởng dân tộc chủ
nghĩa.
Thế
nhưng gần đây, các thế lực thù địch lại rêu rao rằng “thực chất Hồ Chí Minh chỉ
là người dân tộc chủ nghĩa”. Họ cho rằng “chủ nghĩa dân tộc trong tư tưởng Hồ
Chí Minh là chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi”; từ đó, quy chụp Hồ Chí Minh “là một
người theo chủ nghĩa cộng hòa và chủ nghĩa hòa bình hơn là một người theo chủ nghĩa
cộng sản”. Thậm chí, có những kẻ cơ hội chính trị còn cố tình quy chụp rằng
trong bộ 15 tập Hồ Chí Minh có 17 lần nhắc đến cụm từ “chủ nghĩa dân tộc” nên
cáo buộc rằng “Hồ Chí Minh đích thị là người theo chủ nghĩa dân tộc”!
Từ sự
cáo buộc đó, một số phần tử phản động, cơ hội chính trị còn lên tiếng đối lập
chủ nghĩa Mác - Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh. Họ cho rằng “bây giờ chủ nghĩa
Mác - Lênin đã lỗi thời, không còn phù hợp với sự phát triển của lịch sử, chỉ
có tư tưởng Hồ Chí Minh là đáng giá, là phù hợp với dân tộc Việt Nam hay “Chủ
nghĩa Mác - Lênin là chủ nghĩa chia rẽ và cực đoan, thiên về đấu tranh giai
cấp, đối lập với tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng đề cao đoàn kết và thống
nhất; Hồ Chí Minh là người theo chủ nghĩa dân tộc chứ không theo chủ nghĩa cộng
sản, chỉ nhấn mạnh đến đoàn kết chứ không nhấn mạnh đến đấu tranh”. Vì vậy, chỉ
cần dựa vào tư tưởng Hồ Chí Minh và đề cao thành “chủ nghĩa Hồ Chí Minh” để
thay thế chủ nghĩa Mác - Lênin!”. Thực chất của luận điệu này là nhằm chia rẽ
chủ nghĩa Mác - Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh, phá vỡ phá vỡ từng bộ phận cấu
thành trong nền tảng tư tưởng của Đảng, gây ra sự xáo trộn trong ý thức hệ của
nhân dân.
Các thế lực thù địch bao gồm cả những
người nghiên cứu lý luận, thực tiễn ở các nước trên thế giới trong cuộc đấu
tranh ý thức hệ giữa CNXH và chủ nghĩa tư bản. Ngay ở các nước tư bản phát
triển, những nhà hoạt động chính trị thuộc giới cầm quyền có tư tưởng tư bản
theo kiểu truyền thống và các nhà hoạt động chính trị thuộc giới cầm quyền có
tư tưởng XHCN cũng đấu tranh lẫn nhau. Các lực lượng cực đoan người Việt ở nước
ngoài luôn lôi kéo, kết hợp với những đối tượng chống đối, bất mãn ở trong nước
lập ra các tổ chức để chống phá cách mạng nước ta. Một số cán bộ, đảng viên
(trong đó có cả những đảng viên đã từng giữ chức vụ cao trong hệ thống chính
trị) suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Nhóm
người này không khó để nhận ra, nhưng lại rất khó đấu tranh. Đây là những người
phản bội lại lý tưởng cộng sản và nguyên nhân của sự phản bội đó đôi khi lại
bắt nguồn từ sự bất mãn, không đồng ý một số vấn đề cụ thể trong chính sách,
ứng xử của những cơ quan, đơn vị nơi người đó công tác.
Một số nội dung biện pháp chủ yếu bảo vệ hệ thống quan điểm
lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nhà nước chống
lại những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận hiện nay:
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là một nhiệm vụ cấp bách và
lâu dài. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng có nội dung rộng và thể hiện trên
nhiều phương diện. Một trong những nội dung quan trọng là Để nhận thức đúng đắn
và vững chắc hơn mỗi chúng ta cần phải làm tốt một số nội dung sau:
Một là, tiếp tục làm cho toàn Ðảng,
toàn dân, toàn quân nhận thức ngày càng đầy đủ, sâu sắc hơn những nội dung cơ
bản và giá trị to lớn của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; làm cho
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thật sự trở
thành nền tảng tinh thần vững chắc của đời sống xã hội; xây dựng văn hóa, con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc,
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đổi mới, nâng
cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng; đẩy mạnh tuyên
truyền, giáo dục đối với các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ, nhằm nâng
cao tinh thần, trách nhiệm, khả năng chủ động đấu tranh, phản bác những quan điểm
sai trái của các thế lực thù địch.
Hai là, tiếp tục làm rõ cơ sở lý luận,
thực tiễn, hoàn thiện hệ thống lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH ở nước
ta trong tình hình mới. Hệ thống hóa, phổ biến những thành tựu lý luận mà Đảng
ta đã đạt được trên cơ sở vận dụng đúng đắn, sáng tạo và phát triển chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới. Tiếp tục khẳng định
bản chất và mô hình của thể chế chính trị và bộ máy nhà nước đã được xác định
trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát
triển năm 2011) và Hiến pháp năm 2013. Đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao
chất lượng và hiệu quả tuyên truyền về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đấu
tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch theo hướng chủ động, có tính
thuyết phục cao, hấp dẫn. Khẩn trương thực hiện nghiêm quy hoạch báo chí đã
được phê duyệt. Chủ động tăng cường thông tin tích cực đi đôi với ngăn chặn có
hiệu quả, xử lý, xóa bỏ thông tin xấu, độc trên internet, mạng xã hội.
Ba là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo
công tác kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và
kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức đảng, đảng viên vi phạm Cương
lĩnh, Điều lệ Đảng. Siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong Đảng. Các cấp ủy và tổ
chức đảng, mọi cán bộ, đảng viên phải chấp hành nghiêm kỷ luật phát ngôn;
nghiêm cấm để lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, lan truyền những thông tin sai lệch
hoặc tán phát những đơn thư có nội dung xấu, xuyên tạc, vu khống, kích động.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý và sử dụng internet, mạng xã
hội. Trong đó, chú trọng xây dựng, hoàn thiện pháp luật và có các giải pháp kỹ
thuật phù hợp với sự phát triển nhanh của internet, mạng xã hội. Phát huy trách
nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, trước hết là người đứng đầu trong bảo
vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù
địch,...
Bốn là, tập trung đổi
mới nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng; hệ thống hoá, phổ
biến các thành tựu lý luận trong thời gian qua; nâng cao chất lượng nghiên cứu,
học tập nghị quyết để vận dụng vào thực tiễn; đổi mới nội dung, phương thức
nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước(6); phát huy vai trò của báo chí trong việc tuyên truyền chính sách, pháp
luật của Đảng và Nhà nước; xử lý nghiêm khắc, đúng pháp luật đối với đảng viên,
cán bộ vi phạm các quy định, Điều lệ Đảng... Bên cạnh “chống”, cần tăng cường
biện pháp “xây”, thực hiện tốt công tác xây dựng Đảng ở cơ sở; giải quyết
có hiệu quả khiếu nại, tố cáo; tổ chức thực hiện tốt các nghị quyết của Đảng.
Các địa phương sớm kiện toàn tổ chức tuyên giáo, xây dựng đội ngũ cán bộ sẵn
sàng “phản ứng nhanh” với những thông tin sai trái, thù địch trên không gian
mạng. Tích cực, chủ động cung cấp những thông tin chính thống để định hướng dư
luận về chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước...
Năm
là, Đẩy mạnh tuyên truyền Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về
đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tuyên
truyền sâu rộng chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, cần
đánh giá lại “tâm lý” xã hội hiện nay, trong đó phải phân tích sâu đến từng
giai tầng xã hội để đánh giá đúng thực trạng nhận thức, nhu cầu, nguyện vọng
của các đối tượng, từ đó có cách thức tổ chức đấu tranh cho phù hợp, đạt hiệu
quả cao./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét