Kể từ khi được công bố, Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” cung cấp những thông tin chân thực về tôn giáo, chính sách tôn giáo, thành tựu bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam và những ưu tiên nhằm thúc đẩy việc thụ hưởng ngày càng tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Với vai trò quan trọng đó, Sách trắng cũng trở thành tâm điểm công kích, phê phán thiếu thiện chí của các lực lượng cực đoan nhằm phủ nhận chính sách tôn giáo và những thành tựu quan trọng về bảo đảm quyền tự do tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong suốt thời kỳ đổi mới. Do đó, việc nhận diện và phản bác những đánh giá sai lệch về Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” là rất cần thiết, nhằm khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam về tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
.Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” được
Ban Tôn giáo Chính phủ cho ra mắt bạn đọc vào tháng 12-2022, là cuốn cẩm nang hữu
ích, cung cấp đầy đủ thông tin về việc thực thi và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo ở Việt Nam. Cuốn sách tập trung vào các nội dung: Giới thiệu chung về
các tôn giáo ở Việt Nam; quan điểm của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo trong thời
kỳ đổi mới, những nguyên tắc hiến định và chính sách, pháp luật hiện hành về
tín ngưỡng, tôn giáo; thành tựu, thách thức và hướng ưu tiên của Việt Nam trong
việc bảo đảm tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Cuốn Sách trắng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng,
không chỉ cung cấp đầy đủ những thông tin chân thực về tình hình tôn giáo mà
còn làm rõ cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý vững chắc của việc bảo đảm thực thi
quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, một số tổ chức
phản động, thù địch và các lực lượng cực đoan đã cố tình bóp méo, xuyên tạc và
bịa đặt trắng trợn nội dung, ý nghĩa của cuốn sách nhằm tạo luồng dư luận trái
chiều, gây nhiễu loạn thông tin và kích động phản ứng tiêu cực từ một số tổ chức
quốc tế và các đối tượng cơ hội chính trị, bất mãn trong nước. Những luận điệu
sai trái, thù địch của các lực lượng chống phá được đăng tải trên các diễn đàn
và trên các phương tiện truyền thông xã hội chủ yếu tập trung vào một số vấn
đề sau:
Một là, trắng trợn vu cáo Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” là
“bức bình phong” che đậy “các vi phạm về tôn giáo, tín ngưỡng kéo dài tại Việt
Nam”(?!) - nguyên nhân khiến Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào Danh sách theo dõi đặc biệt
về tôn giáo (SWL) năm 2022 và khuyến nghị đưa trở lại Danh sách các nước cần
quan tâm đặc biệt (CPC) năm 2023.
Như đã trở thành thông lệ, Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế
(USCIRF) của Hoa Kỳ hằng năm đều tự cho mình cái quyền đưa các bản báo cáo nhân
quyền, tự do tôn giáo để giám sát, can thiệp và áp dụng các biện pháp chế tài đối
với các nước trên thế giới nếu “vi phạm hệ giá trị, chuẩn mực về nhân quyền, phẩm
giá con người” mà Hoa Kỳ tự ý và chủ quan áp đặt. Theo Đạo luật tự do tôn giáo
quốc tế Hoa Kỳ, những nước gần chạm ngưỡng CPC phải được đưa vào SWL để theo
dõi sát sao và nếu sau một thời gian vẫn không cải thiện thì đó là căn cứ để
chính thức đưa vào CPC. Các nước bị chỉ định CPC phải đối mặt với các biện pháp
trừng phạt, nặng nhất là cấm vận.
Những nhận định thiếu khách quan của nhiều nước phương Tây về
tự do tôn giáo ở Việt Nam trong các báo cáo thường niên về tự do tôn giáo quốc
tế không còn là vấn đề mới(1). Trong nhiều năm trở lại đây, USCIRF
luôn vu cáo Việt Nam “vi phạm tự do tôn giáo”,... Những cáo buộc này làm sai lệch
thông tin về hoạt động tôn giáo và tự do tôn giáo ở Việt Nam. Phải khẳng định rằng,
nguồn thông tin mà USCIRF của Hoa Kỳ thu thập trong các bản báo cáo chủ yếu là
những thông tin phiến diện, không đáng tin cậy, có được do tiếp cận với các tổ
chức phản động, cá nhân chống đối, có tư tưởng hẹp hòi dân tộc, thù hận, bất
mãn với chế độ. Luận điệu của các tổ chức, cá nhân đó không thể đại diện cho bất
kỳ tổ chức tôn giáo nào, không vì lợi ích cộng đồng, mà mang mưu đồ, lợi ích cá
nhân, do đó không có giá trị tham khảo(2). USCIRF đã cố tình không
trích dẫn những đánh giá của chức sắc, giáo sĩ... trong các tổ chức giáo hội đã
được Nhà nước Việt Nam công nhận tư cách pháp nhân(3), có tiếng nói
đại diện cho giáo hội, cho lợi ích của đại đa số chức sắc, tín đồ trong các tôn
giáo ở Việt Nam.
Rõ ràng, việc USCIRF và các lực lượng cực đoan sử dụng những
phát ngôn và nhận định thiếu cơ sở để cáo buộc Việt Nam vi phạm nhân quyền, vi
phạm tự do tôn giáo trên các diễn đàn là thiếu khách quan; càng phi lý hơn khi
lấy đó là lý do để phê phán Sách trắng của Việt Nam. Bởi, ở Việt
Nam, không có cái gọi là một sự “bưng bít” “những vi phạm kéo dài”, càng
không thể có “bức bình phong” nào được tạo ra, vì Việt Nam luôn sẵn sàng công bố
với quốc tế bức tranh chân thực về tình hình tôn giáo và chính sách tôn giáo với
những nội dung thông tin phản ánh trung thực, súc tích và đầy sức thuyết phục của Sách
trắng.
Hai là, xuyên tạc rằng, Sách trắng nhưng chưa
minh bạch và vẫn thiếu tự do tôn giáo vì “chủ nghĩa tam vô”(?!).
Phải khẳng định rằng: “Chủ nghĩa tam vô” (vô gia đình, vô tổ
quốc, vô tôn giáo) là sự phỉ báng lịch sử, xuyên tạc lý luận của chủ nghĩa Mác
- Lê-nin, bôi nhọ tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản
Việt Nam về chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo, hạ thấp uy tín của Việt Nam,
lấy đó làm sự xảo biện xuyên tạc nội dung của Sách trắng.
Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh
luôn đề cao tinh thần yêu Tổ quốc kết hợp với tinh thần yêu thương nhân loại.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định mục tiêu độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Do đó, người cộng sản không những không
“vô tổ quốc”, mà họ còn xứng đáng là những người yêu nước nhất. Những người cộng
sản cũng luôn coi gia đình là tế bào của xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:
“Rất quan tâm đến gia đình là đúng và nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội,
xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Hạt nhân của
xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà phải chú ý hạt
nhân cho tốt” (4).
Những người cộng sản cũng luôn thừa nhận và tôn trọng quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, coi tôn giáo là nhu cầu tinh thần
chính đáng của nhân dân. Do đó, trong Cương lĩnh, chính sách và hành động thực
tế, Đảng, Nhà nước ta luôn tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo,
cũng như không tín ngưỡng, tôn giáo. Chỉ ra điểm tương đồng giữa lý tưởng của
tôn giáo và lý tưởng của chủ nghĩa cộng sản, đó là xây dựng một xã hội tốt đẹp,
giải phóng con người và mưu cầu tự do, hạnh phúc cho nhân dân.
Ở Việt Nam, ngay từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cao
sự tương đồng về mục đích giữa tôn giáo và chủ nghĩa cộng sản(5). Theo
đó, khác biệt giữa tôn giáo và chủ nghĩa cộng sản không nhất thiết dẫn tới sự
biệt lập nếu đôi bên hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau trong một khối đại đoàn kết toàn dân
tộc, hướng về cách mạng, đi theo cách mạng. Người cho rằng, đồng bào có đạo vẫn
có thể đứng trong hàng ngũ của Đảng, chỉ cần họ tích cực hoạt động cách mạng, “trung
thành và hăng hái làm nhiệm vụ” (6). Ngày nay, thực
hiện lời căn dặn của Người, cũng như quán triệt chủ trương của Đảng về kết nạp
đảng viên là người theo tôn giáo, nhiều tín đồ, chức sắc của các tôn giáo đã được
kết nạp vào Đảng, trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam(7).
Do đó, có thể khẳng định rằng, không có “chủ nghĩa tam vô” ở
Việt Nam, đặc biệt là ở những đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây cũng là
minh chứng cho thấy, Sách trắng hoàn toàn minh bạch khi tuyên
bố công khai về tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Ba là, xuyên tạc trắng
trợn rằng, Sách trắng “Tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” công bố tự
do tôn giáo song nhiều “nhóm tôn giáo độc lập bị đàn áp, ngăn cấm hoạt động”(?!).
“Các nhóm tôn giáo độc lập bị đàn áp, ngăn cấm hoạt động” được
các tổ chức thiếu thiện chí nhắc đến, trên thực tế, là những tổ chức bất hợp
pháp, đội lốt tôn giáo để truyền bá tư tưởng cực đoan, kích động chống phá Nhà
nước Việt Nam. Các hoạt động của các tổ chức này vi phạm pháp luật của Việt
Nam.
Pháp luật Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của người dân, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia
các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật.
Quyền tự do tôn giáo không thể đứng ngoài và đứng trên pháp luật. Việt Nam
không chấp nhận việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để xuyên tạc, kích động ly
khai, chia rẽ các dân tộc, tôn giáo; gây rối trật tự công cộng và xâm phạm đến
an ninh quốc gia. Điều này hoàn toàn phù hợp với tinh thần và nội dung về quyền
tự do tôn giáo đã nêu trong các văn kiện quốc tế, như Công ước quốc tế năm 1966
về các quyền chính trị và dân sự quy định: “Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hay tín
ngưỡng của một người chỉ có thể bị giới hạn theo quy định của pháp luật và khi
sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe hoặc
đạo đức xã hội hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác” (8).
Nội luật hóa hệ thống luật pháp quốc tế, ở mỗi quốc gia cũng đều có những quy định
riêng về hoạt động tôn giáo để bảo vệ trật tự xã hội và an ninh quốc gia(9).
Không một quốc gia nào cho phép hoạt động tôn giáo vượt ra ngoài sự quản lý của
nhà nước. Pháp luật Việt Nam cũng có những quy định nghiêm cấm lợi dụng tôn
giáo phá hoại độc lập, đoàn kết dân tộc, chống phá Nhà nước hay ngăn cản tín đồ
thực hiện nghĩa vụ công dân. Điều này được phản ánh rất rõ trong Luật Tín ngưỡng,
tôn giáo: “Nghiêm cấm các hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo xâm phạm quốc
phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường” (10).
Vì vậy, việc ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các nhóm đối
tượng lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo, làm trái pháp luật Việt Nam là điều cần
thiết. Đó không phải là sự đàn áp hay ngăn cấm hoạt động của các nhóm tôn giáo,
mà là sự bảo đảm nguyên tắc thượng tôn pháp luật.
Bốn là, bóp méo rằng, Sách trắng “Tôn giáo và
chính sách tôn giáo ở Việt Nam” phản ánh sự áp đặt
trong định hướng chính trị của chủ thể Nhà nước chứ không phản ánh sự
tôn trọng niềm tin tôn giáo và bảo đảm thực hành nghi lễ tôn giáo của người
dân(?!).
Chính sách tôn giáo nhất quán của Việt Nam được khẳng định
trong Sách trắng là sự lựa chọn phù hợp với thực tiễn lịch sử và đáp ứng nguyện
vọng, lợi ích chính đáng của nhân dân có tín ngưỡng. Đó là sự kết hợp hài hòa
giữa “ý Đảng” và “lòng dân”.
Ngay từ khi mới ra đời, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
đã tuyên bố và thực hiện chính sách “tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết”. Hiến
pháp năm 1946 khẳng định: “Mọi công dân Việt Nam đều có quyền tự do tín ngưỡng”.
Nhờ chính sách đoàn kết dân tộc, tôn giáo, trong suốt hai cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hàng triệu người dân Việt Nam, dù “lương” hay
“giáo” đều có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, sẵn
sàng hy sinh vì nền độc lập của nước nhà(11). Ngày 14-6-1955, trong
Sắc lệnh số 234/SL, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục nhấn mạnh: “Chính phủ bảo đảm
quyền tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng của nhân dân, không ai được xâm phạm đến
quyền tự do ấy”. Các Hiến pháp sau này (1959, 1980, 1992, 2013) vẫn hiến định
phương châm, chính sách về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, chính sách tôn
giáo của Nhà nước Việt Nam ngày càng phù hợp hơn với bối cảnh trong nước và quốc
tế, đáp ứng tốt hơn nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, góp phần củng cố và
phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển
đất nước. Chính sách đó được thể hiện thông qua các văn kiện chính trị của Đảng
và các văn bản pháp luật của Nhà nước.
Đảng và Nhà nước Việt Nam nhận thức rõ rằng, trong điều kiện
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, cần xây dựng hệ thống
pháp luật hoàn bị, bảo đảm tốt hơn nữa quyền tự do của con người, của công dân,
trong đó có quyền tự do theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo. Nhà nước tạo
hành lang pháp lý cho hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; thừa nhận, tôn trọng và bảo
hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của tín đồ, cũng như lợi ích của các tổ chức
tôn giáo; không kỳ thị, phân biệt đối xử với các tín ngưỡng, tôn giáo và người
theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau. Mọi người đều có quyền bày tỏ niềm tin
tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo. Ngay cả đối với
người bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù cũng có quyền sử dụng kinh
sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo(12). Đồng thời, Nhà nước
cũng đòi hỏi mọi tổ chức, cá nhân theo tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp, pháp
luật; tôn trọng, bảo vệ trật tự xã hội và thể chế nhà nước cũng như quyền tự do
của cá nhân và tổ chức khác. Các tôn giáo và người theo tôn giáo gắn bó, đồng
hành với dân tộc, cùng chung tay xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục
tiêu chung(13). Đặc biệt, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương “phát
huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và các nguồn lực của các tôn giáo
cho sự nghiệp phát triển đất nước”(14).
Chính vì thế, cần khẳng định rõ, không có bất kỳ sự áp đặt
nào trong định hướng chính trị của Nhà nước đối với chính sách tôn giáo ở Việt
Nam. Rõ ràng, phải dựa trên cơ sở tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, mỗi bên nhận
thức được ranh giới, nghĩa vụ, quyền hạn của chính mình thì mới có thể chung sống
hòa hợp, cùng nhau thúc đẩy sự phát triển chung. Nếu không phải là một chính
sách tôn giáo tiến bộ, hợp thời đại và hợp lòng dân, chắc chắn không thể có một
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam như ngày nay. Nội dung của Sách
trắng hướng tới khẳng định, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, quyền tự
do tín ngưỡng, tôn giáo luôn được Nhà nước ghi nhận, bảo hộ theo chiều
hướng tiến bộ, tích cực(15). Nhà nước luôn coi trọng đời sống tín
ngưỡng, tôn giáo của người dân, bảo đảm các hoạt động tôn giáo diễn ra
bình thường theo đúng quy định của pháp luật. Đây là sự thật không thể phủ
nhận!
Việc xuất bản Sách trắng chính là nhằm công
khai rộng rãi tới công chúng trong nước và bạn bè quốc tế về chính sách ưu
tiên, chính sách bền vững của Việt Nam đối với quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo. Nhà nước Việt Nam đã, đang và sẽ quyết tâm thực hiện mục tiêu
ngày càng bảo đảm, bảo vệ và thúc đẩy tốt hơn các quyền cơ bản của người dân,
trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét