Hiển thị các bài đăng có nhãn THOISU24. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn THOISU24. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2024

Chính sách, pháp luật về bình đẳng giới đối với công tác phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nữ hiện nay

 

Trong những năm qua, hệ thống luật pháp, chính sách về bình đẳng giới của Việt Nam liên tục được hoàn thiện, tạo điều kiện cho sự phát triển của phụ nữ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực đào tạo nâng cao nguồn nhân lực chất lượng nữ trong hệ thống chính trị Việt Nam. 

 

Thứ nhất, hệ thống chỉ tiêu về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ở Việt Nam chưa toàn diện, chưa cụ thể, gây khó khăn cho công tác phát triển cán bộ lãnh đạo nữ trong hệ thống chính trị. Hiện nay, chúng ta chưa có các chỉ tiêu về tỷ lệ nữ giới làm lãnh đạo cấp vụ và tương đương, cấp phòng và tương đương trong bộ máy chính quyền nhà nước, các cơ quan của Đảng và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp. Chúng ta cũng chưa có quy định về tỷ lệ nữ giới trong một số khâu của quá trình cán bộ như khâu tuyển dụng, khâu luân chuyển cán bộ để đảm bảo đạt được tỷ lệ cán bộ nữ ở khâu bổ nhiệm. Hệ thống chỉ tiêu bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị chưa mang tính toàn diện dẫn đến tình trạng khó giám sát việc thực hiện bình đẳng giới trong các khâu của quá trình cán bộ. 

Thứ hai, quy định khác nhau về độ tuổi nghỉ hưu giữa nam giới và nữ giới là quy định chưa đảm bảo tính công bằng. Điều 7 Luật Bình đẳng giới khẳng định: “Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình; hỗ trợ và tạo điều kiện cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát triển và thụ hưởng thành quả của sự phát triển”. Tuy nhiên, quy định tại Bộ luật Lao động hiện nay đang có sự khác biệt về độ tuổi nghỉ hưu giữa nam và nữ (60 tuổi đối với nữ, 62 tuổi đối với nam theo lộ trình), trong khi độ tuổi bắt đầu tham gia lao động không có sự phân biệt về giới (người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên). Độ tuổi nghỉ hưu liên quan chặt chẽ đến độ tuổi quy hoạch, bổ nhiệm, từ đó, dẫn đến bất bình đẳng về cơ hội phát triển nghề nghiệp, khả năng tham chính giữa nam và nữ. Do đó, sự khác biệt về tuổi nghỉ hưu đã trở thành rào cản đối với nữ giới, hạn chế các cơ hội tiếp cận với đào tạo và phát triển, các cơ hội thăng tiến, đề bạt đối với nữ giới ở những vị trí lãnh đạo, quản lý cấp cao.

Thứ ba, một số luật và chính sách liên quan đến công tác cán bộ còn gây ra những khó khăn, bất lợi cho nữ giới trong việc tiếp cận các cơ hội lãnh đạo, quản lý. 

Về quy hoạch cán bộ, Hướng dẫn số 16-HD/BTCTW năm 2022 của Ban Tổ chức Trung ương Hướng dẫn một số nội dung cụ thể về công tác quy hoạch cán bộ quy định khá bình đẳng giữa nam và nữ, tuy nhiên, có những điều khoản quy định còn mang tính chung chung, khó vận dụng. Như “Điều 9 - Về cơ cấu, tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số ở cấp xã và tương đương, ban thường vụ tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương quy định cụ thể để thực hiện thống nhất cho phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của địa phương, cơ quan, đơn vị”. Nhưng quy định chưa định lượng cụ thể về chỉ tiêu sẽ rất khó thực hiện, vì nó phụ thuộc vào ý chí, quyết tâm chính trị của các cấp uỷ đảng và những người đứng đầu trong công tác cán bộ nữ ở địa phương, cơ quan/tổ chức. Hay Điều 4 hướng dẫn “Lấy quy hoạch các chức danh cấp uỷ làm cơ sở để quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý, bảo đảm đồng bộ với các chủ trương, quy định của Đảng về bố trí cán bộ” trên thực tế cũng hạn chế một phần tỉ lệ nữ trong quy hoạch (vì số lượng, vị trí của quy hoạch cấp uỷ ít hơn nhiều so với số lượng, vị trí của quy hoạch bên chính quyền). Việc quy định cán bộ đưa vào quy hoạch phải đủ tuổi công tác từ 2 nhiệm kỳ trở lên, ít nhất cũng phải đủ một nhiệm kỳ là một cản trở đối với cán bộ nữ. Với tuổi nghỉ hưu chênh lệch như hiện nay, nữ giới sẽ bị mất cơ hội thăng tiến ở các vị trí lãnh đạo, quản lý so với nam giới. Hơn nữa, mặc dù đã có quy định về tỷ lệ nữ trong quy hoạch, song chưa có một văn bản nào quy định các chế tài đối với những cơ quan, tổ chức không có đủ nguồn nữ trong quy hoạch, nhất là quy hoạch ở các vị trí lãnh đạo chủ chốt.

Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, chúng ta chưa làm tốt chính sách hỗ trợ cho nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng có con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. Khoản 4, Điều 14 Luật Bình đẳng giới quy định: “Nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới 36 tháng tuổi được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ”. Theo đó, Điều 18 Nghị định 48/2009/NĐ-CP giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính và các bộ, ngành khác có liên quan xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy định hỗ trợ nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới 36 tháng tuổi, cụ thể: “1. Quy định các hình thức đào tạo linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nữ cán bộ, công chức, viên chức đang nuôi con nhỏ; 2. Quy định hỗ trợ bằng tiền; tạo điều kiện về nơi ở, nơi gửi trẻ, trường mầm non khi nữ cán bộ, công chức, viên chức mang theo con đến cơ sở đào tạo, bồi dưỡng”. Tuy nhiên, đến thời điểm này vẫn chưa có hướng dẫn của Bộ Nội vụ về tổ chức thực hiện, do vậy, hầu hết các địa phương khi xây dựng quy định chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức không đề cập đến nội dung trên, đã hạn chế đáng kể cơ hội học tập và thăng tiến của nữ giới.

Về bổ nhiệm cán bộ, hiện nay, các tiêu chuẩn cụ thể cho các vị trí lãnh đạo, quản lý là giống nhau cho cả cán bộ nữ và cán bộ nam nhưng cơ hội được bổ nhiệm của cán bộ nữ bị hạn chế hơn cán bộ nam do sự chênh lệnh về độ tuổi quy hoạch và bổ nhiệm lần đầu giữa nam và nữ. Chúng ta chưa thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong các văn bản hướng dẫn về bổ nhiệm cán bộ. Đó là việc quy định lựa chọn ứng cử viên nữ trong trường hợp cả nam và nữ có điều kiện, tiêu chuẩn như nhau. Chưa xác định các giải pháp cụ thể để có thể đạt chỉ tiêu đề ra trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc lồng ghép giới. 

Thứ tư, công tác lồng ghép giới trong việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật còn chưa thực sự hiệu quả. Lồng ghép giới là quá trình nhận ra những thách thức đối với nữ giới trong công tác cán bộ, từ đó đưa ra các giải pháp, bước đi, hành động cụ thể nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra. Các giải pháp này nhằm tăng cường sự tham gia của nữ trong toàn bộ quá trình của công tác cán bộ. Quá trình đó không chỉ nâng cao năng lực cho cán bộ nữ mà còn tạo ra sự thay đổi trong nhận thức của tất cả các giới, từng bước tạo sự ủng hộ của nam giới, đặc biệt là lãnh đạo các cấp, các nhà làm chính sách đối với sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý.

Trong thời gian qua, hầu hết các bộ, ngành chủ trì soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật đã xem xét vấn đề lồng ghép giới nhưng nội dung lồng ghép giới trong các dự thảo chưa được quan tâm thỏa đáng, quá trình soạn thảo chưa thực sự tuân thủ nghiêm về quy trình, thủ tục phân tích giới, lồng ghép giới một cách sâu sắc. Phần lớn các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đều cho rằng các nội dung được quy định trong dự án, dự thảo văn bản là trung tính, quy định như nhau đối với cả nam và nữ, không phân biệt đối xử giữa nam và nữ, do vậy, không tạo ra tình trạng bất bình đẳng giới...

Từ những phân tích về bất cập của khung luật pháp, chính sách về bình đẳng giới nêu trên, thiết nghĩ, để góp phần nâng cao công tác phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nữ trong hệ thống chính trị Việt Nam, chúng ta cần bổ sung, đổi mới một số chính sách về bình đẳng giới nói chung, về công tác cán bộ nữ nói riêng:
Thứ nhất, rà soát lại những chỉ tiêu về tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý còn mang tính định tính, thiếu cụ thể, đồng thời bổ sung những chỉ tiêu cụ thể, định lượng về tỷ lệ nữ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan đảng, nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội. Đảm bảo các chỉ tiêu cán bộ được cập nhật hằng năm.

Thứ hai, rà soát lại hệ thống chính sách, pháp luật liên quan đến sự tham gia lãnh đạo, quản lý của nữ giới, xoá bỏ những quy định đang hạn chế sự tham gia, tiếp cận cơ hội và thụ hưởng các cơ hội làm lãnh đạo, quản lý đối với nữ giới trong hệ thống chính trị.

 Thứ ba, thực hiện lồng ghép giới một cách nhất quán trong các khâu của công tác cán bộ bên cạnh việc nâng cao nhận thức về bình đẳng giới và các chương trình nâng cao năng lực cho cán bộ nữ. Bộ Tư pháp tiếp tục tăng cường hướng dẫn nghiệp vụ, tổ chức tập huấn kỹ năng thực hiện lồng ghép giới trong công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cho đội ngũ cán bộ pháp chế của các bộ, ngành và địa phương, cán bộ tư pháp từ cấp tỉnh đến cấp xã.

Thứ tư, bổ sung những hình thức hướng dẫn các phương pháp đạt tỷ lệ chỉ tiêu cán bộ lãnh đạo nữ trong các văn bản liên quan đến công tác cán bộ.
Thứ năm, bổ sung và tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát cụ thể, các hình thức khen thưởng và kỷ luật vào các văn bản về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị và công tác cán bộ.

Thứ sáu, xây dựng tiêu chí đánh giá cán bộ khách quan với các chỉ số đo lường cụ thể. Bộ tiêu chí này cần đảm bảo người lao động thực hiện đúng các trách nhiệm trong bản mô tả công việc của từng vị trí chức danh cụ thể. Các chỉ số đánh giá mang tính định lượng cao, có thể đo lường cụ thể do đó nâng cao hiệu quả của đánh giá thực hiện công việc.Việc sử dụng bộ tiêu chí đánh giá góp phần làm cho đánh giá thực hiện công việc trở nên minh bạch, rõ ràng, cụ thể, công bằng và hiệu quả hơn... 

Thứ bảy, nâng cao trách nhiệm giải trình về công tác cán bộ nữ và thực hiện bình đẳng giới trong cơ quan tổ chức. Cần có quy định trách nhiệm cụ thể cho người đứng đầu cơ quan/đơn vị, mà trước hết là người đứng đầu các bộ, ban, ngành. Xây dựng và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và phát triển đội ngũ cán bộ nữ cần được xem là một trong những tiêu chuẩn của cán bộ lãnh đạo, quản lý. 

Thứ Tư, 6 tháng 3, 2024

Ngăn chặn âm mưu dùng sách, báo xấu độc để chuyển hóa tư tưởng lệch lạc

 Với âm mưu thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa - tư tưởng, một trong những phương thức mà các thế lực thù địch thường xuyên sử dụng là phát hành các sách, báo có nội dung độc hại, xuyên tạc, phản động. Đáng phê phán là một số cá nhân do nhận thức chính trị hạn chế, thiếu hiểu biết và hám lợi đã “nối giáo cho giặc” khi công khai tán phát, mua bán sách, báo xấu độc. Vì thế, việc ngăn chặn sự thẩm lậu, đấu tranh trực diện với sách, báo xấu độc cần nhất là chủ động, thường xuyên, kịp thời, đi vào thực chất.

(Hình minh họa)


ÂM MƯU ĐẦU ĐỘC NHẬN THỨC

Đằng sau một cuốn sách, một bài báo chứa đựng tư tưởng, lý lẽ, tâm tư, tình cảm có tác động đến nhận thức, hành vi của độc giả. Bên cạnh những “bảo thư” soi đường, chỉ lối để con người hướng đến các giá trị chân, thiện, mỹ; rèn luyện, phấn đấu tu thân, tích đức để khẳng định bản thân, cống hiến cho xã hội; cũng không hiếm những “tà thư” đầu độc độc giả đưa đường đến với sự tối tăm, hận thù, bi quan, những hành vi lệch chuẩn, thiếu văn hóa và đạo đức, vi phạm pháp luật...

Phần thưởng quý giá nhất là một dải biên cương tươi đẹp

 

Trưởng thành từ người lính trinh sát, vẻ điềm tĩnh, bặt thiệp của Thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương, Phó tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) khiến bất cứ ai tiếp xúc với ông đều có cảm giác gần gũi, ấm áp và giàu trải nghiệm. Trọn đời quân ngũ của ông là những tháng ngày đằng đẵng hoạt động phân tán, độc lập tác chiến trên các hướng làm nhiệm vụ trinh sát, là biết bao tâm huyết, trí tuệ vì sự bình yên trên một dải biên cương trọng yếu của đất nước, là bao tình cảm chân thành với những người bạn Campuchia được vun đắp suốt mấy mươi năm...

Giữ tiếng thoi đưa bên dòng Nậm Ngam

 

Giữa nhịp sống hiện đại, nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở nhiều địa phương đang dần mai một. Tuy nhiên, dưới nếp nhà của đồng bào dân tộc Lào ở tỉnh Điện Biên, những đôi tay khéo léo của các mẹ, các chị vẫn say mê gìn giữ, trao truyền nghề dệt thổ cẩm cho thế hệ sau.

Xóm giềng hữu nghị

 

Việt Nam có chung đường biên giới trên bộ với 3 nước Trung Quốc, Lào và Campuchia.

Trên cả 3 tuyến biên giới, các đồn biên phòng, địa phương và nhân dân hai bên biên giới đều có những mối quan hệ gắn bó, thân thiết. Mối quan hệ tốt đẹp ấy đã và đang được vun đắp để cả hai bên cùng gìn giữ, phát huy, xây dựng cuộc sống tốt đẹp.

Cầm nợ nhà để minh oan cho đồng đội

 

Nguyễn Công Trung tình nguyện nhập ngũ khi mới 17 tuổi, tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế tại nước bạn Campuchia. Trở về với đời thường, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Công Trung tích cực tham gia các hoạt động cộng đồng, trợ giúp nhiều đồng đội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Ngoài công việc của một luật sư, ông còn là Chủ tịch Câu lạc bộ “Trái tim người lính miền Tây”, trưởng đoàn thiện nguyện phía Nam, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam.

Hết lòng vì đồng đội

 Luôn xuất hiện với bộ quần áo giản dị, CCB Nguyễn Công Trung đã thầm lặng từng ngày với công tác xã hội, từ thiện nơi vùng sâu, vùng xa, biên giới. Hơn 10 căn nhà tình nghĩa, hàng chục tấn gạo, hàng chục nghìn vật phẩm gồm xe đạp, vở, quần áo và các suất khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho CCB, trẻ em, người nghèo đã được CCB Nguyễn Công Trung vận động, hỗ trợ trong hơn 30 năm qua. Với ông, việc tri ân là cần thiết và thường xuyên để sống xứng đáng với sự cống hiến của các thế hệ đã hy sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Hành trang thiện nguyện của người CCB 60 tuổi này chỉ duy nhất tấm lòng luôn hướng về đồng đội, bởi ông tự thấy “mình mắc nợ với đồng đội”.

Nhớ lại câu chuyện hỗ trợ đồng đội đáng nhớ, ông Trung kể về người CCB, thương binh Nguyễn Văn Dũng (sinh năm 1958, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh). Ông Trung là người trực tiếp hỗ trợ pháp lý và phối hợp với các đơn vị liên quan giúp giải oan cho CCB Nguyễn Văn Dũng và các thành viên trong gia đình. Ông Trung không ngần ngại bán vàng và cầm cố nhà để giúp người đồng đội được trả lại sự trong sạch sau 40 năm bị oan. Trước đó, ông Dũng và 7 thành viên trong gia đình bị bắt giam từ tháng 7-1979 đến tháng 5-1983 vì bị cáo buộc phạm tội trong một vụ án cướp tài sản.

Ông Trung nhớ lại: “Anh Nguyễn Văn Dũng tình nguyện đi bộ đội khi còn rất trẻ, luôn dũng cảm trong chiến đấu, nhiều lần bị thương ở chiến trường khi thực hiện nghĩa vụ quốc tế. Ngay khi biết trường hợp bị oan của anh Dũng cũng như thấy hoàn cảnh của anh quá khó khăn, tôi đã bàn với vợ bán 5 chỉ vàng và cầm căn nhà đang ở với số tiền 600 triệu đồng để giúp gia đình anh có chi phí đi lại, tới các cơ quan chức năng tìm sự trong sạch và điều trị bệnh cho các thành viên trong gia đình. Suốt 3 năm ròng cùng anh đi gõ cửa các cơ quan liên quan, được sự hỗ trợ của nhiều tổ chức, cá nhân, đặc biệt là Báo Quân đội nhân dân, “trái ngọt” đã đến khi năm 2019, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Tây Ninh đã chính thức xin lỗi và bồi thường thiệt hại cho anh Nguyễn Văn Dũng. Đó là niềm hạnh phúc lớn nhất của tôi khi danh dự của đồng đội được trả lại”.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>

CCB Nguyễn Công Trung (thứ hai từ phải sang) cùng Câu lạc bộ “Trái tim người lính miền Tây” thăm hỏi, tặng quà các CCB lão thành. 

Cũng trong năm 2019, vào một dịp đi cải táng hài cốt liệt sĩ, ông Trung gặp người đồng đội cùng chung chiến hào năm xưa là CCB Dương Văn Nghề (sinh năm 1962, ngụ tại quận 10, TP Hồ Chí Minh). Biết gia đình ông Nghề bị các băng nhóm xã hội đen lừa lấy căn nhà hơn 10 năm qua, ông Trung đã nhận lời hỗ trợ pháp lý để có thể đòi lại quyền sở hữu nhà ở. Sau thời gian kiên trì, ông Trung giúp lấy lại được căn nhà cho gia đình ông Nghề. Hành trình đòi lại nhà cho đồng đội không chỉ khó khăn về hồ sơ, thủ tục, ông Trung và gia đình còn thường xuyên bị các băng nhóm xã hội đen đe dọa. Trước áp lực đó, bản thân ông Trung và người vợ bị chứng rối loạn tiền đình, rối loạn lo âu phải nhập viện điều trị. Vợ của ông cũng phải nghỉ việc.

Ông Trung chia sẻ: “Anh Nghề mắc bệnh ung thư, sức khỏe giảm sút, chỉ mong lấy lại căn nhà để chăm sóc tốt hơn cho mẹ già. Tôi rất hạnh phúc khi giúp đồng đội thực hiện được ước nguyện chính đáng. Tuy gia đình tôi chịu sức ép lớn từ các băng nhóm xã hội nhưng nếu lo sợ, bỏ cuộc thì đồng đội và người mẹ mãi mãi mất đi căn nhà hợp pháp. Lúc đó tôi làm vì mệnh lệnh trái tim”. 

Tại TP Hồ Chí Minh, luật sư, CCB Nguyễn Công Trung còn giúp ông Trịnh Dân Cường (cựu thanh niên xung phong, ngụ tại quận 6) thoát khỏi thân phận “bị can” suốt 38 năm phải gánh chịu trong một vụ án mất tài sản trên địa bàn quận. Trong những ngày cận Tết Giáp Thìn 2024 vừa qua, CCB Nguyễn Công Trung đã vận động đồng đội, nhà hảo tâm hỗ trợ CCB Trương Thanh Hoàng (ngụ tại quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh) có được mái nhà vững chãi, ấm cúng. Do hoàn cảnh khó khăn, ông Hoàng đạp xích lô kiếm sống và nơi ở thì tạm bợ, dột nát trong nghĩa trang. Một mái ấm nghĩa tình đồng đội trị giá 50 triệu đồng kịp trao đến CCB Trương Thanh Hoàng trước thềm xuân mới trong niềm hạnh phúc vô bờ đối với gia đình và những người đồng đội.

Kết nối, lan tỏa “Trái tim người lính”

Ở tuổi 60, bước chân của người CCB Nguyễn Công Trung vẫn lặng thầm đến những vùng quê, vùng khó khăn ở Bình Phước, Tây Ninh, Bình Thuận để trao nhà tình nghĩa, tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, tặng quà các gia đình chính sách và hộ nghèo, hay hỗ trợ đưa hài cốt liệt sĩ từ Nam ra Bắc, chăm lo những mảnh đời khó khăn ở khắp các tỉnh phía Nam... Với tinh thần hết lòng vì đồng đội, CCB Nguyễn Công Trung được tín nhiệm, cử làm Chủ tịch Câu lạc bộ “Trái tim người lính miền Tây” trực thuộc Câu lạc bộ “Trái tim người lính Việt Nam”. Câu lạc bộ được thành lập từ tháng 9-2023, góp phần kết nối các CCB để tổ chức những hoạt động giáo dục truyền thống, chăm lo những hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, tập hợp các thế hệ cùng chí hướng, cùng lan tỏa những điều tốt đẹp trong cộng đồng xã hội.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;" href="https://www.qdnd.vn"><img src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
 CCB Nguyễn Công Trung (đứng giữa) nhận thư cảm ơn khi đóng góp hoạt động xã hội cho Hội CCB huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh.

CCB Nguyễn Công Trung đã vận động trao tặng hai “Tủ sách Đặng Thùy Trâm” (150 triệu đồng/tủ sách) đến Trường nuôi trẻ mồ côi Thiên Thần (TP Thủ Đức) và Trường THPT Lý Thường Kiệt (huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh). Đồng thời, ông cùng câu lạc bộ vận động nguồn lực để chăm lo cho các CCB, thương binh, bệnh binh có hoàn cảnh khó khăn trong hai năm, gồm: Nhà nghĩa tình đồng đội, xe lăn... Ông đã kết nối thực hiện chương trình giao lưu chủ đề “Từ trái tim đến... trái tim” nhằm kết nối các CCB trong hoạt động nghĩa tình tại tỉnh Trà Vinh và tổ chức hành trình viếng Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên (Hà Giang) và gặp gỡ, giao lưu với các nhân chứng, CCB từng tham gia chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc.

Ông Trung cho biết: “Các thành viên câu lạc bộ luôn phát huy hình ảnh cao quý của Bộ đội Cụ Hồ, tình đồng chí, đồng đội, thể hiện trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng, lan tỏa bản sắc nhân văn là trọng đức, gần gũi, biết cảm thông, sẻ chia, luôn truyền lửa nhiệt huyết, lòng yêu nước cho tuổi trẻ hôm nay. Tôi hy vọng sẽ kết nối và phát huy được tốt hơn công tác thiện nguyện, tri ân liệt sĩ, chăm lo đồng đội ở phía Nam, miền Tây Nam Bộ. Chúng tôi phấn đấu trong thời gian tới sẽ tổ chức những đoàn CCB đi thăm lại chiến trường xưa tại biên giới Tây Nam, mang tinh thần “Trái tim người lính” đến với huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa”.

Bên cạnh vận động nguồn lực, kết nối đồng đội, CCB Nguyễn Công Trung còn trực tiếp tham gia nhiều hoạt động góp phần bảo đảm an sinh xã hội tại nơi cư trú và quê hương. Ông đã hiến tặng 7.400m² đất để xây Trường Tiểu học Vinh Kim C và hỗ trợ các hộ thương binh, bệnh binh nghèo ở quê hương Cầu Ngang, Trà Vinh. Những lần về thăm trường, ông Trung thường trao tặng học sinh hoàn cảnh khó khăn các suất học bổng, xe đạp, quần áo, tập vở. Ngay tại nơi sinh sống ở huyện Hóc Môn, ông thường xuyên đóng góp cho các hoạt động của hội CCB, công tác nhân đạo, từ thiện. Trong đại dịch Covid-19, CCB Nguyễn Công Trung đã tham gia tích cực cùng các tổ chức, doanh nghiệp chăm lo an sinh xã hội, hỗ trợ phòng, chống dịch từ trực chốt, tuần tra đến chia sẻ, hỗ trợ kịp thời hơn 100 triệu đồng cho nhiều đồng đội, cá nhân đang gặp khó khăn để vượt qua đại dịch.

Ông Trung còn nhận đỡ đầu một học sinh Trường THPT Lý Thường Kiệt (huyện Hóc Môn) không may mồ côi do dịch Covid-19 với số tiền 3 triệu đồng/tháng cho năm học lớp 11 và lớp 12. Thầy giáo Phạm Văn Thỏa, đại diện nhà trường cho biết: "CCB Nguyễn Công Trung luôn đồng hành với các hoạt động thiện nguyện của nhà trường. Việc đỡ đầu học sinh mồ côi do dịch Covid-19 của ông đã góp phần tạo sức lan tỏa mạnh, cổ vũ tinh thần chung tay hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn do dịch bệnh trong toàn trường và cộng đồng xã hộ

Thứ Năm, 22 tháng 2, 2024

Dạy tiếng Anh theo bản đồ khái niệm

 

Luôn nỗ lực tìm kiếm các phương pháp giảng dạy và học tiếng Anh theo tư duy logic, cô Trịnh Thị Ánh Hằng, Trưởng bộ môn Tiếng Anh Khoa học Kỹ thuật, Viện Ngoại ngữ, Đại học Bách khoa Hà Nội đã phát triển một phương pháp học độc đáo dựa trên bản đồ khái niệm.

Làm kinh tế giỏi, sẵn sàng nhận lệnh động viên

 

Trở về địa phương sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, cùng với phát triển kinh tế, bảo đảm đời sống, nhiều công dân ở các tỉnh Bến Tre, Đồng Tháp và Tiền Giang tiếp tục tham gia lực lượng dự bị động viên do Sư đoàn 8, Quân khu 9 quản lý. Nhiều người trong số này đã trở thành tấm gương tiêu biểu trong phát triển kinh tế, tham gia các hoạt động ở địa phương, thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao.

Thứ Ba, 20 tháng 2, 2024

Chữa bệnh ùn tắc giao thông từ... quy hoạch

 

Tình trạng ùn tắc giao thông ở nhiều thành phố lớn và trên các tuyến đường cửa ngõ trọng điểm tiếp tục ghi nhận diễn biến phức tạp, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán 2024 vừa qua...

Thứ Hai, 5 tháng 2, 2024

Gói bánh chưng xanh, gắn tình đoàn kết

 

Chào đón năm mới, các trường học tổ chức nhiều hoạt động vui chơi cho học sinh, nhằm giúp các em hiểu thêm về phong tục tập quán truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Cây, quả "độc, lạ" hút khách

 

Chỉ còn ít ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, thị trường hoa, quả, cây cảnh Tết đang sôi động với giá cả hợp lý. Ngoài đào, quất truyền thống, năm nay các loại hoa quả, cây cảnh mới lạ thu hút nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng.

Tay nâng chén rượu, đừng rơi mất mình

 

Hội thảo “Tác hại của rượu, bia đối với người tham gia giao thông đường bộ”, do Bộ Công an và Bộ Y tế tổ chức ngày 29-1 vừa qua, đưa ra con số báo động:

Khi nông dân nghĩ lớn, làm lớn

 

Khoảng 5 năm gần đây, nông dân tỉnh Thái Bình có phong trào tích tụ đất nông nghiệp. Đây là hình thức người dân thuê đất nông nghiệp, dồn điền, đổi thửa để sản xuất tập trung quy mô lớn. Trung bình, một hộ có nhu cầu tích tụ được từ 10ha đến 15ha, không ít hộ tích tụ được từ 35ha đến 40ha và hình thành nhiều cánh đồng mẫu lớn.

Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2024

Nỗ lực giúp đồng bào vùng biên thoát nghèo

 

Chúng tôi lên Hà Giang đúng thời điểm đợt không khí lạnh tràn về. Tại vùng núi huyện Xín Mần và Hoàng Su Phì, có nơi nhiệt độ xuống 1-2 độ C. Đến Đồn Biên phòng Bản Máy (Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang), tôi được Thiếu tá Vương Đình Vinh, Phó đồn trưởng dẫn đi tham quan doanh trại và chia sẻ: “Bản Máy nằm ở độ cao hơn 1.000m so với mực nước biển, là một trong những xã biên giới đặc biệt khó khăn của tỉnh Hà Giang.

Đón Tết trong mái nhà tình nghĩa

 

Chúng tôi cùng đoàn cán bộ, chiến sĩ Học viện Hậu cần đến thăm nhà ông Nguyễn Văn Đức ở xã Ôn Lương (Phú Lương, Thái Nguyên) vào một ngày cuối năm khi không khí mùa xuân đã rộn ràng trên từng ngõ nhỏ. Vừa thấy chúng tôi, ông Đức không giấu nổi niềm vui bởi năm nay, gia đình ông được đón Tết trong ngôi “Nhà tình nghĩa” do Học viện Hậu cần hỗ trợ kinh phí xây dựng.

Thêm yêu mến Bộ đội Cụ Hồ

 

Đã hơn nửa tháng trôi qua nhưng mỗi khi nhớ lại, chị Đỗ Thị Hồng ở thôn Đông, xã Phú Minh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) vẫn chưa hết cảm động và khâm phục về hành động đẹp của Thượng úy Nguyễn Doãn Minh, Phó đại đội trưởng Đại đội 7, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 141 (Sư đoàn 312, Quân đoàn 12)...

Thứ Ba, 16 tháng 1, 2024

Dọn rác để xây dựng khu vui chơi sinh thái

 

Gần 600kg rác thải đã được hơn 100 người dân khu vực bờ vở sông Hồng đoạn chân cầu Long Biên (thuộc phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm) nỗ lực thu dọn, phân loại trong 2 giờ đồng hồ, giải phóng mặt bằng sạch để xây dựng sân chơi và tạo không gian sinh thái cho người dân nơi đây.

Áp dụng chuyển đổi số trong kinh doanh xăng dầu

 

Chuyển đổi số là một trong những yếu tố rất quan trọng góp phần vào việc gia tăng sản lượng kinh doanh của Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOIL), Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam). Năm 2024, PVOIL tiếp tục thực hiện đẩy mạnh công tác ứng dụng công nghệ, tự động hóa và chuyển đổi số một cách toàn diện với mục tiêu gia tăng hiệu quả kinh doanh, nâng cao trải nghiệm cho khách hàng và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Thúc đẩy hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với WEF và các đối tác

 

Nhân dịp tham dự Hội nghị Thường niên lần thứ 54 Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ (WEF Davos 2024), chiều 16-1 (giờ địa phương),

Dấu ấn sơn ca Việt Bắc

 

Sinh ra trên vùng đất địa linh với những Chi Lăng-Xương Giang, Tỉn Keo, đèo De... của Việt Bắc gió ngàn, cùng những làn điệu mượt mà hát sli, lượn, then của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Cao Lan... Đoàn Văn công Quân khu 1