Có thể khẳng định sự ganh ghét, đố kỵ là thuộc tính hữu cơ, tồn tại khách
quan trong mỗi tổ chức, cá nhân; ở đâu có tổ chức, có thành viên của các tổ chức
hoạt động thì ở đó luôn có sự ganh ghét, đố kỵ. Như vậy ganh ghét, đố kỵ xuất
hiện mọi lúc, mọi nơi trong mọi điều kiện hoàn cảnh, mọi ngành nghề, lĩnh vực…trong
đời sống xã hội loài người.
Vậy thực chất của ganh ghét, đố kỵ ở đây là gì? Đã có từ lâu hay bây giờ
mới xuất hiện? biểu hiện ra sao….? Ganh ghét, đố kỵ chính là biểu hiện quan điểm,
thái độ chủ quan, cái nhìn phiến diện, một chiều, tiêu cực của người này đối với
người khác. Người có tính ganh ghét, đố kỵ luôn có những suy nghĩ và hành động
tiêu cực đối với những người hơn mình. Những suy nghĩ và hành động tiêu cực hoặc
là được ấp ủ, nung nấu tìm đủ mọi cách để nói xấu, bôi nhọ, hạ bệ, “trả
thù”. Nhưng trên thực tế sự ganh ghét, đố
kỵ thường được biểu hiện ra bên ngoài bằng những lời nói mỉa mai, châm chọc,
nói “mát”, nói bâng quơ không trúng ai, hoặc trúng ai cũng được. Khi thấy người
khác hơn mình thì luôn tỏ ra khó chịu, hờn dỗi với tập thể, so sánh, đòi hỏi, tại
sao tôi thế này? Anh kia thế kia?...mà tại sao lại thế?
Tôi có anh bạn học cùng, rất thân, thường
hay chia sẻ với tôi: Vất vả quá ông ạ, chỗ tôi làm có tay chuyên “đâm bị thóc,
chọc bị gạo”, ghen tị với tôi, thấy tôi có gì hơn, được tập thể ghi nhận, đánh
giá cao hơn là biểu hiện thái độ ra mặt, rồi đi rêu rao, nói xấu…mệt mỏi quá
ông ạ; tất nhiên mình có năng lực, có trình độ, công việc nhiệm vụ cấp trên
giao đều nhiệt tình, trách nhiệm, hoàn thành đúng thời gian, tiến độ; quan hệ
hài hòa, đúng mực với mọi người. Nhưng chỉ sợ tập thể, anh em có người chưa hiểu
đúng, hiểu hết, lại có cái nhìn sai lệch thì không hay ông ạ.
Tôi động viên anh bạn, vấn đề của ông
từ thời cổ chí kim đã xuất hiện rồi và không chỉ có ở chỗ ông mà chỗ tôi cũng
có và mọi nơi đều có…Đó là vấn nạn, là vấn đề tồn tại khách quan, phải chấp nhận,
sống chung và khẳng định mình để tồn tại. Phải luôn có niềm tin, sự chân thành,
cống hiến phấn đấu vươn lên, tập thể có hàng trăm hàng nghìn con mắt xem xét,
đánh giá nhìn nhận nếu mình xứng đáng./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét