Trong giai đoạn hiện nay, với sự bùng nổ của các phương tiện thông tin di động như điện thoại thông minh hay máy tính bảng, con người ngày càng được tiếp cận với thông tin theo nhiều cách hơn, nhanh chóng hơn, đa chiều hơn. Cùng với đó, các mạng xã hội (MXH), tiêu biểu như Facebook, Zalo, Instagram…đang dần dần thay thế vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài, truyền hình.., để trở thành các kênh thông tin chính tới người sử dụng, mà đa phần là giới trẻ. Đồng thời, thông qua những MXH này, những nhà điều tra có thể nắm bắt được mối quan tâm, quan điểm, nhận thức của một bộ phận người dùng mạng xã hội với các vấn đề hiện nay.
Với tính chất mở rộng không biên giới, kết nối đa dạng của MXH, ngày càng nhiều vấn đề quốc tế nhận được sự quan tâm của giới trẻ. Trong số đó, chính trị là một chủ đề “nhạy cảm” nhưng luôn rất nóng, rất thu hút các ý kiến của người dùng. Và một trong số đó, là vấn đề biểu tình và bạo lực ở Hồng Kông.
Phần I: Về cuộc biểu tình và bạo lực ở Hồng Kông năm 2019.
Hồng Kông, là một trong hai đặc khu hành chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc), cùng với Macao. Với diện tích 2755,03 km2, dân số là khoảng 7,37 triệu người (năm 2016), , GDP đạt 429,6 tỷ USD (năm 2016); thì Hồng Kông là một trong những vùng có mật độ dân số trung bình cao nhất thế giới, và đồng thời có thu nhập bình quân đầu người cũng thuộc hạng cao nhất thế giới.
Qua các thông số như trên, chúng ta có thể thấy Hồng Kông là vùng đất có kinh tế rất phát triển, là một trong các trung tâm tài chính hàng đầu thế giới, với mức sống của người dân cao, thu nhập và phúc lợi xã hội tốt. Tuy nhiên, hiện nay, Hồng Kông lại đang chìm trong những cuộc biểu tình và bạo lực kéo dài suốt từ ngày 9 tháng 6 năm 2019 đến nay, tưởng chừng không có hồi kết. Và trước đó nữa là cuộc cách mạng Ô Dù vào năm 2014, kéo dài qua nhiều tháng, được dẫn dắt bởi các thanh niên, sinh viên Hồng Kông. Các cuộc biểu tình này kèm theo xô xát, phá hoạt tài sản, bạo lực vũ trang…, khiến kinh tế Hồng Kông suy thoái nghiêm trọng, du lịch bị ảnh hưởng, các quốc gia khuyến cáo người dân không nên tới các điểm tập trung đông người… Vậy nguyên nhân của những vụ việc này là từ đâu?
1. Nguyên nhân biểu tình:
a) Nguyên nhân trực tiếp
Dự luật dẫn độ Hồng Kông 2019 lần đầu tiên được chính phủ Hồng Kông đề xuất vào tháng 2 năm 2019 để đáp lại vụ giết người năm 2018 liên quan đến một cặp vợ chồng Hồng Kông ở Đài Loan. Hồng Kông không có một hiệp ước với Đài Loan cho phép dẫn độ các nghi phạm và việc đàm phán sẽ gặp vấn đề vì chính phủ Trung Quốc không công nhận chủ quyền của Đài Loan. Để giải quyết vấn đề này, chính phủ Hồng Kông đã đề xuất sửa đổi Pháp lệnh người phạm tội bỏ trốn liên quan đến các thỏa thuận đầu hàng đặc biệt và Hỗ trợ pháp lý lẫn nhau trong Pháp lệnh các vấn đề hình sự để có thể sắp xếp hỗ trợ pháp lý lẫn nhau giữa Hồng Kông và bất kỳ nơi nào ngoài Hồng Kông. Chính phủ đề xuất thiết lập một cơ chế chuyển giao những người chạy trốn không chỉ cho Đài Loan, mà còn cho Trung Quốc đại lục và Ma Cao, những điều không được nêu trong luật hiện hành.
Việc đưa Trung Quốc đại lục vào sửa đổi là mối quan tâm đối với các lĩnh vực khác nhau của xã hội Hồng Kông. Những người ủng hộ dân chủ lo ngại quyền tài phán của thành phố sẽ hợp nhất với luật pháp Trung Quốc đại lục do Đảng Cộng sản quản lý, do đó làm xói mòn nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ" được thiết lập kể từ khi bàn giao năm 1997. Những người phản đối dự luật hiện tại kêu gọi chính phủ Hồng Kông thiết lập một thỏa thuận dẫn độ chỉ với Đài Loan
b) Nguyên nhân sâu xa:
Biểu tình ở Hồng Kông năm 2019 diễn ra bốn năm rưỡi sau cuộc Cách mạng Ô dù năm 2014, bắt đầu sau khi Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPCSC) đưa ra quyết định cải cách đề xuất cải cách hệ thống bầu cử Hồng Kông, phần lớn được xem là hạn chế. Tuy nhiên, bất chấp các cuộc biểu tình, chính phủ đã không nhượng bộ và phong trào kết thúc trong thất bại. Kể từ đó, không có tiến bộ nào trong việc đạt được quyền bầu cử phổ thông thực sự; chỉ một nửa số ghế trong Hội đồng Lập pháp vẫn được bầu trực tiếp và Đặc khu trưởng Hồng Kông tiếp tục được bầu bởi Ủy ban bầu cử. Sau các cuộc biểu tình thất bại, năm 2017, các nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông bị bắt càng làm tan vỡ hy vọng của thành phố trong việc thúc đẩy sự phát triển dân chủ. Mọi người bắt đầu lo sợ mất "mức độ tự chủ cao" được quy định trong Luật cơ bản, vì Trung Quốc đại lục dường như ngày càng can thiệp và công khai vào các vấn đề của Hồng Kông. Chẳng hạn, tranh luận tuyên thệ của Hội đồng Lập pháp Hồng Kông đã kết thúc bằng việc truất quyền thi hành sáu nhà lập pháp do phán quyết hợp pháp của tòa án ở Trung Quốc đại lục; vụ mất tích ở nhà sách tại Vịnh Đồng La đã gây ra mối lo ngại cho việc bị nhà nước trừng phạt và giam giữ phi pháp.
Sự trỗi dậy của chủ nghĩa địa phương và phong trào ủng hộ độc lập được đánh dấu bằng chiến dịch tranh cử vùng Tân Giới Đông năm 2016 bởi nhà hoạt động Lương Thiên Kỳ khi ngày càng ít thanh niên Hồng Kông tự nhận mình là người Trung Quốc do luật pháp, xã hội và văn hóa có sự khác biệt giữa Hồng Kông và Trung Quốc đại lục. Những người khảo sát tại Đại học Hồng Kông nhận thấy rằng họ càng trẻ thì lại càng mất lòng tin đối với chính quyền trung ương.Giới trẻ Hồng Kông đã phải đối mặt với bất ổn chính trị kể từ tranh cãi về đạo đức và giáo dục quốc gia năm 2012, và họ không còn tin tưởng vào hệ thống được cho là đã bảo vệ quyền của họ. Với cách tiếp cận năm 2047, khi Luật cơ bản hết hiệu lực và cùng với đó là các bảo đảm hiến pháp được ghi trong đó, tình cảm của một tương lai không chắc chắn đã thúc đẩy thanh niên tham gia các cuộc biểu tình chống lại dự luật dẫn độ.
Một số người phản đối cảm thấy rằng các biện pháp hòa bình không hiệu quả và dùng đến các phương pháp triệt để hơn để bày tỏ quan điểm của họ. Đối với một số người phản đối, cách mạng Ô Dù là một nguồn cảm hứng, khi phong trào mang lại sự thức tỉnh chính trị cho họ.Cả CNN và The Guardian đều lưu ý rằng không giống như các cuộc biểu tình năm 2014, những người biểu tình năm 2019 bị thúc đẩy bởi cảm giác tuyệt vọng thay vì hy vọng, và mục đích của các cuộc biểu tình đã phát triển từ việc rút dự luật để chiến đấu cho tự do và tự do hơn.
2. Diễn biến biểu tình:
2. Diễn biến biểu tình:
Mặt trận Nhân dân về Nhân quyền, (CHRF), một nền tảng cho 50 nhóm dân chủ, đã phát động hai cuộc tuần hành phản đối dự luật vào ngày 31 tháng 3 và 28 tháng 4. Đối với cuộc biểu tình thứ hai, các nhà tổ chức tuyên bố 130.000 người tham gia tuần hành, mức cao nhất kể từ cuộc biểu tình ngày 1 tháng 7 năm 2014.
Ngày 12 tháng 6, CHRF đã phát động cuộc phản kháng thứ ba từ công viên Victoria tới Hội đồng Lập pháp ở Kim Chung vào ngày 9 tháng 6. Đó là cuộc biểu tình lớn nhất từng được tổ chức tại Hồng Kông, khi các nhà tổ chức tuyên bố rằng 1,03 triệu người, một con số kỷ lục, đã tham gia cuộc biểu tình.
Vào ngày 15 tháng 6, Lâm Trịnh Nguyệt Nga tuyên bố rằng dự luật đã bị đình chỉ, mặc dù phe dân chủ yêu cầu rút toàn bộ dự luật. Một người đàn ông 35 tuổi cũng đã tự sát để phản đối quyết định của Lâm ngày hôm đó.
Ngày 16 tháng 6, CHRF đã tuyên bố số người biểu tình là "gần 2 triệu cộng với 1 công dân", lập kỷ lục về cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử Hồng Kông.
Vào ngày 21 và 24 tháng 6, người biểu tình bắt đầu bao vây trụ sở cảnh sát trên Phố Quân Khí Xưởng.
Vào ngày 1 tháng 7, CHRF tổ chức cuộc tuần hành hàng năm và tuyên bố số người tham gia kỷ lục là 550.000 . Cuộc biểu tình phần lớn là ôn hòa. Vào ban đêm, những người biểu tình đã xông vào Trụ sở Hội đồng lập pháp, nhưng cảnh sát đã có những hành động nhỏ để ngăn chặn họ. Người biểu tình cũng đập phá đồ đạc, phá hủy biểu tượng Hồng Kông và trình bày một tuyên ngôn mới với mười điểm khoản.
Sau cuộc biểu tình ngày 1 tháng 7, các cuộc biểu tình bắt đầu "nở rộ ở khắp nơi", với các cuộc biểu tình được tổ chức ở các khu vực khác nhau ở Hồng Kông.
Vào ngày 26 tháng 7, hàng ngàn người biểu tình đã tập trung tại sân bay quốc tế Hồng Kông và phát tờ rơi và tờ rơi về cuộc tranh cãi cho khách du lịch.
Ngày 5 tháng 8 đã chứng kiến một trong những cuộc tổng đình công lớn nhất của thành phố, được hưởng ứng bởi 350.000 người của Liên đoàn Công đoàn. Hơn 200 chuyến bay đã bị hủy do cuộc đình công. Một số công dân cũng chặn xe cộ để ngăn mọi người đi làm.
Vào tối ngày 23 tháng 8, ước tính 210.000 người đã tham gia vào chiến dịch "Con đường Hồng Kông", để thu hút sự chú ý đến năm yêu cầu của phong trào. Họ đã cùng nhau tạo ra một chuỗi con người dài 50 km, trải dài trên cả hai phía của cảng Hồng Kông và trên đỉnh Lion Rock.
Ngày 2 tháng 9, hàng nghìn học sinh, sinh viên của gần 200 trường học ở Hồng Kông không đến lớp trong ngày khai giảng hôm nay để ủng hộ biểu tình.
Vào ngày 1 tháng 10, các cuộc biểu tình bạo lực đã xảy ra trong lễ kỷ niệm 70 năm Quốc khánh Trung Quốc, theo báo cáo dẫn đến việc cảnh sát sử dụng đạn thật để bắn vào ngực một người biểu tình. Cảnh sát đã sử dụng hơi cay, đạn cao su, lựu đạn bọt biển và vòi rồng chống lại người biểu tình, đồng thời cáo buộc người biểu tình sử dụng "chất lỏng ăn mòn".Một số người biểu tình đã sử dụng bom xăng và gạch.
Trong ngày 4 tháng mười, những người biểu tình Hồng Kông đã đọc to “tuyên bố thành lập chính phủ lâm thời". Có vài ngàn người đã tập trung tại Trung tâm mới của thành phố Hồng Kông ở Mã An Sơn vào thứ sáu, đọc to “Tuyên bố chính phủ lâm thời Hồng Kông”.
Phần II: Phản ứng của cộng đồng mạng tại Việt Nam.
Bắt đầu từ khi cuộc biểu tình nổ ra ở Hồng Kông, đã có nhiều sự chú ý của những người dùng MXH ở Việt Nam quan tâm đến vấn đề này. Một phần lí do là ở Hồng Kông hiện nay có khá đông du học sinh, người lao động, du khách Việt Nam tại đây (khoảng trên 5000 người cư trú thường xuyên – 2016), lí do khác là bởi vấn đề quan hệ phức tạp giữa Hồng Kông và Trung Quốc đại lục đã kéo dài từ lâu, và sau cuộc biểu tình Ô Dù năm 2014 thì càng được chú ý.
Nếu theo dõi MXH trong thời gian này, có thể nhận thấy quan điểm của cộng đồng mạng có rất nhiều ý kiến trái chiều: Ủng hộ, phản đối, trung lập. Các quan điểm này cũng phần nào thể hiện tầm nhận thức cũng như xu hướng chính trị trong giới trẻ hiện nay.
1. Với các quan điểm mang tính ủng hộ:
Dễ nhận thấy đa phần những người này có xu hướng nghiêng theo các giá trị “tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”. Không loại trừ trong đó có các thành phần cơ hội chính trị, có sự trà trộn của các thế lực phản động, dựa vào tình hình Hồng Kông để kích động giới trẻ “giành quyền tự do ngôn luận, tự do phát biểu chính kiến, đả đảo Trung Quốc…”. Bên cạnh đó là những người chưa được tiếp xúc với các thông tin chính thống, bị dẫn dắt theo các luồng thông tin đã qua xử lý nhằm thay đổi bản chất của sự việc. Họ dễ dàng tin vào những bức ảnh, đoạn clip được cắt ghép một cách khéo léo, qua đó mắc bẫy kẻ tung tin. Một số bình luận thể hiện quan điểm này có thể liệt kê như sau:
Những bình luận này nhận được rất nhiều lượt like, cho thấy số lượng ủng hộ quan điểm này không phải là nhỏ. Điều này cho thấy vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dùng MXH, hoặc là người của các thế lực phản động, hoặc vẫn còn nhẹ dạ, cả tin, dễ bị kích động.
2. Với các bình luận mang tính trung lập:
“Việt Nam hy vọng chính quyền Hong Kong có những biện pháp thích hợp nhằm sớm ổn định tình hình, bảo vệ hiệu quả sự an toàn về người và tài sản của công dân cũng như doanh nghiệp Việt Nam ở Hong Kong", phát ngôn của ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao năm 2014. Và cho tới năm 2019, quan điểm của Việt Nam vẫn không thay đổi, rằng vấn đề ở Hồng Kông là công việc nội bộ của Trung Quốc.
Việc giữ một thái độ trung lập, bình tĩnh quan sát sự việc là một thái độ đúng đắn, chính xác. Bởi vấn đề Hồng Kông rất phức tạp, tuy là sự việc nội bộ của Trung Quốc nhưng lại có ảnh hưởng cả trực tiếp lẫn gián tiếp đối với Việt Nam, do đó, cần phải tỉnh táo để xem xét trước khi đưa ra những quyết định.
3. Các quan điểm phản đối biểu tình:
Những quan điểm phản đối được đưa ra bởi những người có cái nhìn tương đối khách quan, nhìn nhận rõ bản chất sâu xa của phong trào biểu tình này. Ngoài ra, họ có thể ban đầu là người ủng hộ hay giữ thái độ trung lập, nhưng theo thời gian, những người này dần nhìn rõ bản chất và quyết định tỏ thái độ phản đối.
Những vụ việc mà báo chí nước ngoài đăng lên, như cảnh sát đánngười, đàn áp biểu tình, bắt giữ trẻ em…như một thứ vũ khí truyền thông, vốn từng rất thành công trong việc kích động người dùng MXH Việt Nam ( như trong giai đoạn 2011 – 2014 ) thì bây giờ đã dần dần trở nên không còn giá trị. Ngưởi dùng MXH sau một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi các thông tin xấu, độc đã trở nên tỉnh táo hơn, cẩn thận hơn trong việc tiếp nhận và xử lí các luồng thông tin. Bên cạnh đó, việc thành lập và ra đời một loạt các hội, nhóm chống phản động, chống diễn biến hòa bình, lực lượng 47… dần dần đã phát huy được hiệu quả. Các nguồn tin tức chính thống được phổ biến nhiều hơn đến với người dùng, việc tuyên truyền đã đi vào thực chất, với nội dung phong phú, cách thể hiện sinh động, hấp dẫn.
Phần III: Kết luận
Người viết bài thu thập các bình luận trên thông qua fanpage facebook Netizenbuzz Vtrans ( địa chỉ https://www.facebook.com/Netizenbuzz.Vtrans/), là trang fanpage lớn của giới trẻ, với hơn 468.234 lượt người theo dõi, chủ yếu đưa tin tức giải trí, hoàn toàn trung lập trong các vấn đề chính trị, nhằm đảm bảo các thông tin đưa ra mang tính khách quan nhất có thể.
Thông qua đó, người viết bài rút ra được một số kết luận như sau:
_ 1 là, người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam không hề thờ ơ, trái lại, rất quan tâm đến tình hình chính trị, cả ở Việt Nam lẫn trên thế giới.
_ 2 là, nhận thức về chính trị của người dùng MXH đã được cải thiện rất nhiều so với giai đoạn trước. Các bình luận thể hiện lòng yêu nước, tự hào dân tộc, thể hiện niềm tin vào Đảng và Nhà nước chiếm số lượng lớn, nhận được nhiều lượt like đồng tình.
_ 3 là, người dùng MXH đã ngày càng cảnh giác với các thông tin xấu độc, có cái nhìn khách quan, đa chiều, nhận rõ bản chất của sự việc thay vì bị kích động, dẫn dắt như trước kia.
_ 4 là, các phần tử cực đoan, cơ hội, các thế lực thù địch vẫn luôn hiện hữu trên không gian mạng, và không ngừng thực hiện các âm mưu nhằm kích động, chia rẽ, bôi nhọ, xuyên tạc hình ảnh, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Do đó, việc đấu tranh trên không gian mạng phải được diễn ra thường xuyên, liên tục, rộng khắp, có trọng điểm, có sự chỉ đạo thống nhất để đạt được hiệu quả cao nhất.
Bài viết có tính chất nghiên cứu rất tốt
Trả lờiXóa