Việt
Nam thực hiện tốt vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo
Gần
đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực
thù địch có nhiều tin, bài… nói xấu sự nghiệp đổi mới của Đảng, nhà nước ta,
trong đó có nhiều tin, bài viết cho rằng: Việt Nam vi phạm chính sách tín
ngưỡng, tôn giáo; người dân ở Việt Nam không được tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Nếu nói như vậy, thực chất chủ
nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch cho rằng: Ở Việt Nam tín ngưỡng, tôn giáo
bị cấm đoán; mọi người dân ở Việt Nam không được tư do tín ngưỡng, tôn giáo.
Tuy nhiên, không phải như vậy, Đảng Cộng sản Việt
Nam ngay từ khi thành lập đã xác định đường lối tự do tín ngưỡng, đoàn kết
lương giáo để giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Trong cuộc cách mạng dân
tộc, dân chủ nhân dân, chính sách “Tín ngưỡng, tự do, lương giáo đoàn kết” đã
góp phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Đế quốc Mỹ, đường lối đại đoàn
kết toàn dân, tự do tín ngưỡng đã động viên hàng chục vạn tín đồ các tôn giáo
tham gia cuộc đấu tranh giành và bảo vệ đất nước, đã có hàng vạn bộ đội, thanh
niên xung phong, hàng ngàn liệt sỹ, thương binh, hàng trăm bà mẹ Việt Nam anh
hùng là tín đồ các tôn giáo. Trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế, Đảng
và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm và thực hiện tốt công tác tôn giáo, coi tín
ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn
tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội; đồng bào các tôn
giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Từ quan điểm đúng
đắn đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã hướng dẫn, tạo điều kiện để các tôn giáo xây
dựng đường hướng hành đạo tiến bộ, gắn bó với dân tộc và chế độ xã hội chủ
nghĩa, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Việc thực hiện chính sách tín ngưỡng, tôn giáo đã giúp
các tôn giáo hoạt động bình thường theo đúng pháp luật. Tín đồ được tham gia
các tôn giáo một cách đều đặn, thuận lợi. Các nơi thờ tự được sửa chữa, xây
mới. Tính đến năm 2017, ở Việt Nam có 16 tôn giáo, trong đó có 6 tôn giáo
lớn với 43 tổ chức giáo phái, giáo hội; có 28 nghìn cơ sở thờ tự, 83 nghìn chức
sắc, 250 nghìn chức việc, 56 trường đào tạo chức sắc tôn giáo. Kinh sách tôn
giáo được xuất bản, đáp ứng nhu cầu hành đạo của tín đồ. Chức sắc và tín đồ
đựợc tham gia các chương trình kinh tế - xã hội, các hoạt động tổ chức đoàn
thể, xã hội. các tôn giáo được quan hệ về việc đạo với các tổ chức tôn giáo
quốc tế và thực hiện hoạt động đối ngoại theo quy định của pháp luật. Đời sống
đồng bào tôn giáo ngày càng nâng cao.
Với những
thành tựu trên, Việt Nam hiện nay tuy là một đất nước đa dân tộc, đa tôn giáo,
nhưng đồng bào các dân tộc ,
đồng bào theo tôn giáo hoặc không theo tôn
giáo đều bình đẳng, đoàn kết, dân chủ, quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; năm 2019 đã chính thức trở thành uỷ viên không
thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc; là bạn, đối tác tin cậy của
nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có nhiều nước phát triển.
Từ vấn đề trên, hoàn toàn bác bỏ những luận điệu sai trái của chủ nghĩa đế quốc
và các thế lực thù địch cho rằng
Việt Nam vi phạm chính sách tín ngưỡng, tôn giáo; người dân ở Việt Nam không
được tự do tín ngưỡng, tôn giáo, mà phải khẳng
định rằng: Việt Nam là một đất nước tươi đẹp, có nền kinh tế năng động, phát
triển, có môi trường hoà bình, nhân ái, bình đẳng, đoàn kết, luôn quan tâm đến
tín ngưỡng, tôn giáo; một đất nước vì con
người, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao…( một đất nước đáng sống).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét