Đa dạng hoá công tác tuyên truyền để
Nhân dân
thấy rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực
thù địch
Công tác tuyên truyền – khi được đa dạng hoá phương thức gắn với đẩy mạnh thực hiện – góp phần quan trọng củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; đồng thời vạch trần những âm mưu, thủ đoạn mị dân, chống phá của kẻ thù để dân biết, dân không tin, không theo.
Hiện nay, âm mưu,
thủ đoạn của các thế lực thù địch đối với khu vực Tây Nguyên vẫn không thay đổi.
Chúng vẫn tiếp tục cấu kết và hỗ trợ các đối tượng FULRO lưu vong và các đối tượng
phản động trong nước thành lập “nhà nước Đê ga”, “Tin lành Đê ga”. Thông qua
các tổ chức FULRO lưu vong, tổ chức NGO để tài trợ, cổ vũ, kích động các hoạt động
chống đối, đòi ly khai tự trị, đồng thời tích cực thu thập thông tin để vu khống,
tuyên truyền xuyên tạc nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta. Tình hình trên đã tác
động trực tiếp đến an ninh quốc gia vùng Tây Nguyên nói chung và tỉnh Kon Tum nói
riêng.
Để đấu tranh, xử lý
có hiệu quả với âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch trên địa bàn tỉnh Kon
Tum, các cấp ủy đảng, chính quyền cần phải có sự chỉ đạo quyết liệt, thường
xuyên; các cấp, ngành, địa phương cần tích cực phối hợp thực hiện, tập trung
nhiều giải pháp; trong đó chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động Nhân
dân thấy rõ âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch trên địa bàn tỉnh.
Hiện nay, trước những
diễn biến phức tạp của tình hình trong nước và trên thế giới, các thế lực thù địch
luôn tìm cách lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền… kích động
đồng bào tham gia các hoạt động gây rối, phá hoại về ANTT, chia rẽ khối đoàn kết
dân tộc. Trong khi đó, không ít người dân, nhất là người đồng bào các dân tộc
thiểu số trên địa bàn tỉnh Kon Tum còn mơ hồ, mất cảnh giác chưa nhận thức rõ
âm mưu, ý đồ của kẻ địch và những phần tử xấu. Vì vậy, nhiệm vụ của công tác
tuyên truyền là củng cố được niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; đồng
thời vạch trần những âm mưu, thủ đoạn mị dân, chống phá của kẻ thù để dân biết,
dân không tin, không theo.
Nội dung cốt lõi
trong công tác tuyên truyền là đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước; giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật cho Nhân dân; tuyên truyền
làm cho đồng bào hiểu rõ âm mưu, hoạt động và bản chất xấu xa của các thế lực
thù địch và phần tử xấu. Cụ thể hơn, đó là tuyên truyền giáo dục về chính sách
đại đoàn kết dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng, những thành tựu đạt được của
địa phương, đất nước trên các lĩnh vực, âm mưu thủ đoạn của địch lợi dụng tôn
giáo, lợi dụng dân tộc thực hiện chiến lược “Diễn biến hòa bình”; làm cho quần
chúng phân biệt rõ tín ngưỡng tôn giáo với hành vi lợi dụng tôn giáo; phân biệt
đúng - sai, phát hiện và đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn
giáo, lợi dụng vấn đề dân tộc đi ngược lại lợi ích của Tổ quốc, của dân tộc;
tuyên truyền, vận động đồng bào không tin, không nghe theo lời tuyên truyền,
kích động, lừa bịp của FULRO, không theo “tà đạo Hà Mòn” và các hình thức hoạt
động tôn giáo trá hình, trái phép...
Đi đôi với công tác
tuyên truyền, phải thường xuyên nắm vững tâm tư diễn biến tình cảm, nguyện vọng
của Nhân dân để tham mưu cho cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, ban, ngành chức
năng giải quyết những nhu cầu chính đáng về đời sống, nhất là những hoạt động
văn hóa, tôn giáo theo đúng pháp luật.
Cùng với đó, đổi mới và nâng cao chất lượng, tính hiệu quả về nội dung, phương
pháp, hình thức tuyên truyền cho sát hợp với đặc điểm tình hình từng vùng, từng
địa bàn dân cư, phù hợp với trình độ nhận thức của các tầng lớp nhân dân. Nội
dung tuyên truyền phải xây dựng theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, không hàn
lâm, trừu tượng. Hình thức tuyên truyền đa dạng: Báo, Đài và các binh chủng
tuyên truyền có thể xây dựng thêm các chuyên trang, chuyên mục; thực hiện công
tác tuyên truyền vào thời điểm phù hợp với đặc tính sinh hoạt của từng vùng, địa
phương, khu dân cư. Đội ngũ báo cáo viên các cấp thường xuyên, tích cực lồng
ghép nội tuyên truyền vào các đợt quán triệt, phổ biến nghị quyết, chỉ thị của
Đảng và các buổi nói chuyện thời sự… Đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở nói chuyện
trực tiếp, vận động từng người, từng nhóm người thông qua các hội nghị tuyên
truyền, các cuộc họp khu dân cư, sinh hoạt chi bộ thường kỳ... Bên cạnh đó, cấp
ủy, chính quyền cần phải quan tâm sử dụng đội ngũ già làng và người có uy tín
trong cộng đồng dân cư tại các thôn, làng tham gia công tác tuyên truyền miệng…
Thực hiện công tác
tuyên truyền để Nhân dân thấy rõ âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch
trên địa bàn tỉnh đòi hỏi sự vào cuộc chung tay của cả hệ thống chính trị. Tuy
nhiên, nòng cốt của công tác tuyên truyền là thông qua các phương tiện thông
tin đại chúng và hoạt động tuyên truyền miệng. Vì vậy, các đơn vị chủ lực như
Báo Kon Tum; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Trung tâm văn hóa, thể thao,
du lịch và truyền thông cấp huyện; cán bộ văn hóa cấp xã xây dựng chương trình,
nội dung tuyên truyền, vận động quần chúng trên các phương tiện thông tin đại
chúng sát hợp với tình hình, đặc điểm từng giai đoạn, từng vùng, địa bàn dân
cư. Ban tuyên giáo (tuyên huấn) các cấp, ngành tham mưu cấp ủy thường xuyên rà
soát, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên; đồng thời định hướng
và cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời để đội ngũ này thực hiện công tác tuyên
truyền miệng đạt hiệu quả./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét