Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2023

Tự do tôn giáo là quyền nhưng không được đứng trên pháp luật!

 

Lợi dụng vụ việc vừa xảy ra tại Giáo Họ Phaolô, thuộc Giáo xứ Đăk Giấc (xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum), trên một số diễn đàn của Việt Tân, RFA cùng với một số anh chị em Nguời Công giáo vốn lâu nay không có thiện chí với chính quyền đã ngay lập tức đưa ra những luận điệu xuyên tạc, chống phá chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước ta về vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Thậm chí TGM Ngô Quang Kiệt lại còn cho rằng “Tụ do tôn giáo là quyền chứ không phải ân huệ xin - cho” hay một số kẻ lại cho rằng đây là minh chứng cho việc Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách cần theo dõi đặc biệt về tự do tôn giáo - SWL. Vậy nhưng trên thực tế những gì Ngô Quang Kiệt và số anh em tín hữu thiếu thiện chí là hết sức phiến diện, thiếu khách quan khi lợi dụng vụ việc này để công kích chính quyền.

Tự do tôn giáo là quyền nhưng cũng phải thực hiện trong khuôn khổ quy định của pháp luật, không được đứng trên pháp luật hay nằm ngoài vòng pháp luật. Việt Nam cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Mỹ và các nước phương Tây, bên cạnh việc tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dâb thì các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo cũng phải nằm trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật. Những hoạt động vi phạm trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đều phải bị nhắc nhở và xử lý theo quy định chứ không phải là “ân huệ xin cho” như cách mà TGM Ngô Quang Kiệt đã nói.

Vụ việc xảy ra tại Giáo Họ Phaolô, thuộc Giáo xứ Đăk Giấc (xã Đăk Nông, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) cũng vậy, linh mục Lê Tiên, Linh mục Chánh xứ Đăk Giấc, Quản hạt Đăk Mót cử hành Thánh lễ chiều thứ 4 Mùa Chay vào ngày 22/3/2023 tại Nhà giáo dân để dâng lễ thay vì nhà thờ hay nhà nguyện là không đúng với quy định của pháp luật rồi. Vậy nên việc các lực lượng chức năng địa phương đến gặp gỡ, tuyên truyền và xử lý hoạt động sinh hoạt tôn giáo ngoài nơi được phép là điều dĩ nhiên./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét