Thứ Năm, 30 tháng 3, 2023

SỨC NÓNG THÔNG TIN VÀ HẬU QUẢ KHÓ LƯỜNG

 

Mạng xã hội là nơi cung cấp, khai thác, phản hồi thông tin nhanh chóng hiệu quả. Đồng thời, cũng là nơi để các đối tượng chống phá lợi dụng nhằm làm nóng thông tin mà điển hình gần đây nhất như vụ giáo viên cắt tóc nữ sinh; việc Hiệu trưởng của một trường cấp tiểu học tác động vật lý vào mặt giáo viên hoặc như việc “bơm nịnh nhau” của các “thợ diễn” Gameshow đã gây bức xúc trong cộng đồng. Phải khẳng định, hành động cắt tóc học sinh, tác động vật lý vào mặt giáo viên trước tập thể trường, lớp là việc làm rất đáng tiếc ở môi trường giáo dục và sự việc của các thợ diễn cũng đã gây ra nhiều điều tiếng chẳng hay ho gì. Tuy nhiên, khi tiếp cận thông tin hoặc tham gia bình luận một vấn đề nào đó. Chúng ta, đều phải tìm hiểu kỹ và có cái nhìn khách quan, nhiều góc độ; đưa ra những nhận định cụ thể, đúng đối tượng tránh việc “đánh đồng” làm ảnh hưởng đến tập thể, cộng đồng khiến dư luận thêm hoang mang, gây khó cho việc xử lý của các cơ quan chức năng liên quan.  


Từ vụ việc giáo viên cắt tóc học sinh tại lớp học. Nhìn từ góc độ Nhà trường cho thấy. Đa số các trường đều đã có những quy định riêng để duy trì nền nếp trường lớp. Việc quy định Học sinh không được sử dụng điện thoại, không được nhuộm tóc, không được để tóc bổ đôi, không được hút thuốc lá điện tử, không được xăm trổ... Đó là quy định rất cần thiết để môi trường giáo dục thực sự là nơi phát triển Nhân - Đức - Trí - Thể - Mĩ mà mỗi học sinh bắt buộc phải thực hiện cũng như mong muốn của các bậc phụ huynh khi gửi gắm con em mình. 


Xét về góc độ gia đình. Trước tiên, trên cương vị bậc làm cha, làm mẹ phải tự soi, tự sửa lại mình. Soi lại cách dạy con; Soi lại việc khai thác, sử dụng công nghệ của con mình; Soi lại trách nhiệm, vai trò phối kết hợp cùng nhà trường trong việc quản lý, dạy bảo thế hệ trẻ. Từ đó, xem mình đã cùng nhà trường làm tốt các vấn đề đó chưa? còn vướng mắc ở đâu để cùng bàn và đưa ra phương pháp quản lý thuyết phục các cháu đang ở độ tuổi "muốn thể hiện mình". Chỉ có như vậy, mỗi đứa trẻ sau khi hoàn thành việc học tập để bước ra đời sống xã hội mới có được nền móng, kiến thức toàn diện, phát triển vững chắc trước muôn vàn cám dỗ cũng như khả năng trụ vững trước những sóng gió cuộc sống.  


Thuật toán cho phép các nền tảng mạng xã hội tự tổng hợp, tạo sức lan từ mỗi sự kiện hoặc vấn đề nóng nếu nhiều người cùng tương tác. Do vậy, nếu chúng ta tiếp cận thông tin thiếu kiểm chứng, chủ quan, muốn thể hiện mình, muốn tỏ ra “ có đẳng cấp” cũng đồng nghĩa với việc tiếp tay cho vấn đề đó lan nhanh hơn, đi xa hơn. Từ đó, khiến sự việc khó kiểm soát, tạo dư luận không tốt cho cộng đồng hoặc gây khó cho công tác xử lý. 


Cắt tóc học sinh tại lớp, tác động vật lý vào mặt giáo viên thuộc cấp là việc làm thiếu tính giáo dục. Bởi, nếu tách từ Giáo Dục thành 2 chữ riêng biệt thì chữ Giáo có nghĩa là dạy dỗ, chỉ bảo, hướng dẫn. Còn chữ Dục của từ giáo dục có nghĩa là chăm sóc, nuôi nấng, sinh thành. Như vậy việc cắt tóc học sinh trước mặt cả lớp là việc làm thiếu ý nghĩa. Cho con mang điện thoại dùng trong giờ học; nhuộm tóc xanh, tóc đỏ; xăm trổ; hút hít; tác phong nhem nhuốc đến trường thì trách nhiệm đó thuộc về gia đình. Gia đình chưa cắt nghĩa được chữ Dục. Giáo dục muốn phát triển phải có sự vào cuộc của cả Gia đình - Nhà trường - Xã hội. Chỉ có như vậy mới đào tạo được những con người “vừa hồng, vừa chuyên”, mới có những thành quả giáo dục đạt chất lượng cao. Cũng như thực tế, trong các gameshow truyền hình hiện nay, rất nhiều người hoạt động trong lĩnh vực giải trí luôn xưng mình là nghệ sỹ, khiến cho khái niệm này bị lẫn lộn giá trị và việc tôn vinh lẫn nhau của một số người bị cộng đồng cho là cách làm, cách PR thô thiển.


Thực tế cho thấy, hiện nay rất nhiều cơ sở giáo dục còn để học sinh thản nhiên hút thuốc lá điện tử trong lộ giới mình quản lý, nhiều học sinh còn mang tệ nạn xã hội vào học đường, nhiều người hoạt động trong lĩnh vực giải trí có những phát ngôn thiếu chuẩn mực, bậy bạ trước công chúng nhưng cả Nhà trường và cơ quan quản lý văn hóa các cấp yếu kiểm soát, thiếu xử lý kịp thời. Hay, vì lý do nào đó mà sợ ảnh hưởng đến thành tích chung nên chưa đưa ra biện pháp giải quyết mang tính thống nhất, toàn diện, triệt để dẫn đến hệ quả khó lường, gây bất bình trong công chúng. Tình trạng trên nếu để kéo dài sẽ dẫn đến việc "tự hòa tan" trước luồng văn hóa ngoại lai, lệch chuẩn với giáo dục, xa rời văn hóa truyền thống. 


Thành quả phát triển công nghệ giúp mọi người tiếp cận thông tin nhanh hơn, giao lưu rộng hơn và trách nhiệm đấu tranh với những hành động, phát ngôn gây sốc, gây nhiễu cộng đồng phải là trách nhiệm của tất cả mọi người chứ không phải của riêng ai. Mỗi người đóng góp một lời bình luận có tính xây dựng, mang tính xác nhận, định hướng; thể hiện rõ tính đấu tranh với những cái xấu, việc làm chưa đúng là hành động cần thiết góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN cả trên đất liền, trên không, trên biển và cả trên không gian mạng xã hội./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét