Trong môi trường phát triển số hóa mạnh mẽ như ngày nay, mạng xã
hội cũng như “con dao hai lưỡi”. Không thể phủ nhận tiện ích mà mạng xã
hội đem lại cho con người trong đời sống hiện đại; thế nhưng, đây lại là một
thế giới ảo, thật giả lẫn lộn, có những điều tốt nhưng có cả “thuốc độc”. Tính
chất thật, giả lẫn lộn không chỉ trên phương diện cá nhân, đối với từng con
người, mà còn đối với phương diện xã hội, càng đặc biệt trở nên nguy hiểm khi
nó được sử dụng vào các hoạt động chính trị. Với khả năng tương tác và tính lan
truyền nhanh, làm cho sự thật giả của những thông tin trên mạng xã hội càng trở
nên nguy hiểm. Tuy nhiên, vấn đề không phải là cấm mạng xã hội, nhưng mạng xã
hội bộc lộ nhiều mặt trái mà chúng ta cần phải hạn chế, quản lý, đặc biệt là sự
lợi dụng mạng xã hội để công kích, chống đối Đảng, Nhà nước và chế độ. Một hệ
thống luật pháp đầy đủ để quản lý và điều chỉnh hành vi những người sử dụng
mạng xã hội và thiết bị trực tuyến là đòi hỏi bức thiết của tình hình.
Thực tế mạng xã hội ở nước ta hiện nay cho thấy, tình trạng mất an toàn
thông tin mạng xã hội diễn biến rất phức tạp, mang tính phổ biến; ý thức bảo
đảm an toàn thông tin của một số cá nhân, tổ chức trong sử dụng công nghệ thông
tin chưa được đề cao; ý thức bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng của một số cán
bộ, chiến sĩ, nhất là số chiến sĩ trẻ còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng tốt yêu
cầu bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về
bảo đảm an toàn, an ninh mạng thông tin quốc gia, về giáo dục ý thức bảo vệ Tổ
quốc trên không gian mạng chưa thật đồng bộ, hiệu lực thi hành chưa cao… Các
hành vi tiêu cực như: Tung tin giả mạo, phát tán tin xấu độc, xuyên tạc, bịa
đặt, phát ngôn gây thù ghét... chủ yếu tồn tại trên các mạng xã hội
nước ngoài do nhận thức của người sử dụng cho rằng mạng xã hội
là môi trường ảo, nên có thể tự do phát ngôn, tự do thông tin mà không phải
chịu trách nhiệm.
Mạng xã hội trở thành môi trường thuận lợi để
thông tin xấu độc, gây hại, những phát ngôn thù ghét tràn lan; mức độ tác động
đến xã hội ngày càng nghiêm trọng. Nhiều thông tin không chính thống trên
mạng xã hội đã làm nhiễu loạn, ảnh hưởng rất nhiều đến công
tác chỉ đạo, điều hành. Tuy nhiên, không thể chỉ ngăn cấm mạng xã hội
bằng những mệnh lệnh hành chính, mà phải biết tận dụng mặt tích cực của nó để
định hướng dư luận đến với cái đúng, cái tốt, đấu tranh với cái sai, cái xấu.
Điều đó chỉ có thể được thực hiện khi cơ quan chức năng chủ động cung cấp thông
tin chính xác, kịp thời đến với người dân.
Trong tình hình mới, không gian mạng sẽ còn tiếp tục phát triển mạnh
mẽ, các thế lực thù địch ngày càng lợi dụng để chống phá cách mạng nước ta, phá
hoại nền tảng tư tưởng của Đảng. Trong điều kiện đó, vấn đề bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng
càng trở nên quan trọng và cấp thiết. Thông qua hội nhập kinh tế quốc tế của
nước ta, chúng còn triển khai hướng tiến công “mềm” thông qua việc đẩy mạnh
việc sử dụng các mạng thông tin, mạng quốc tế để tuyên truyền chống phá cách
mạng nước ta với nhiều thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt khó lường. Trong đó đáng lưu
ý là, việc Mỹ đang lợi dụng những cơ hội của toàn cầu hoá kinh tế để thực hiện
chiến lược “Mỹ hoá" toàn cầu. Sự du nhập lối sống phương Tây từ việc mở
rộng kết nối Internet đang thách thức sự kiểm soát của Nhà nước ta; sự suy giảm
niềm tin vào chủ nghĩa xã hội, vào khả năng xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ
trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế; sự lẫn lộn về chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa tư bản, phai nhạt ý thức quốc gia dân tộc, suy giảm ý thức quốc phòng
trong một bộ phận nhân dân, trước hết là một bộ phận trong thế hệ trẻ là không
tránh khỏi.
Với phương châm lấy chống phá về chính trị, tư tưởng làm hàng đầu,
kinh tế là mũi nhọn, ngoại giao làm hậu thuẫn, tôn giáo, dân tộc làm ngòi nổ,
kết hợp với uy hiếp, răn đe, gây sức ép về quân sự, chúng triệt để lợi dụng
những vấn đề "dân tộc", "tôn giáo", "dân chủ",
"nhân quyền" kết hợp "diễn biến hoà bình" với bạo loạn
lật đổ chống phá từ bên trong, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, khi
cần thiết và có điều kiện thì phát động chiến tranh xâm lược quy mô lớn. “Các
thế lực thù địch vẫn tiếp tục thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, gây bạo
loạn lật đổ, sử dụng các chiêu bài “dân chủ”, “nhân quyền” hòng làm thay đổi
chế độ chính trị ở nước ta. Trong nội bộ, những biểu hiện xa rời mục tiêu của
chủ nghĩa xã hội, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” có những diễn biến phức tạp”.
Đặc biệt, các thế lực thù địch sẽ đẩy mạnh tuyên truyền các luận điệu
nhằm ca ngợi chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng. Chúng
tuyên truyền chủ nghĩa tư bản là chế độ xã hội cuối cùng của lịch sử loài
người, hiện nay chủ nghĩa tư bản đã thay đổi bản chất, không còn là một xã hội
áp bức, bóc lột nữa. Đồng thời, chúng cho rằng con đường xã hội chủ nghĩa mà
Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn là “mù mờ”, là “không
tưởng”, hoặc cho rằng “chủ nghĩa nào, chế độ nào cũng được, miễn dân giàu, nước
mạnh”. Chúng cố tình tách rời và đối lập độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội;
đối lập một cách sai lầm chủ quyền dân tộc với ý thức hệ xã hội chủ nghĩa;
tuyên truyền luận điệu thù địch cho rằng “Đảng Cộng sản Việt Nam đặt ý thức hệ
cao hơn chủ quyền dân tộc”…
Các thế lực thù địch thông qua việc phát tán các ấn phẩm, tài liệu
sách, báo, băng hình trên các phương tiện thông tin, trên các trang mạng xã
hội, nhằm xuyên tạc, bôi nhọ cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh,
tuyên truyền xuyên tạc, phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng. Chúng còn đối lập
tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin, cho rằng Hồ Chí Minh chỉ là
người theo chủ nghĩa dân tộc, chứ không lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa.
Chúng vin vào một số khuyết điểm, sai lầm trong quá trình lãnh đạo cách mạng
của Đảng, sự tha hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên đã làm cho
cách mạng nước ta có lúc gặp khó khăn, đẩy mạnh tuyên truyền các luận điệu nhằm
bôi xấu, phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Được sự hậu thuẫn mạnh của các thế lực phản động bên ngoài, các phần tử
cơ hội chính trị, chống đối ở trong nước tăng cường viết và phát tán các tài
liệu đưa ra những luận điệu, quan điểm, sai trái phủ định chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên không gian mạng. Họ cho rằng, đã đến lúc phải
xét lại cả những nguyên lý cơ bản có tính chất thế giới quan, phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác - Lênin, những nguyên lý về giai cấp, đấu tranh giai cấp, lý
luận về hình thái kinh tế - xã hội. Các thế lực thù địch đã và đang điều chỉnh
một số vấn đề về chủ trương, giải pháp sử dụng các thủ đoạn “mềm, ngầm, sâu,
điểm”, mở rộng địa bàn hoạt động, nhất là các địa bàn trọng yếu; tích cực móc
nối, liên kết các nhóm, tổ chức phản động và tìm mọi cách xâm nhập vào nội bộ
ta nhằm tạo dựng “ngọn cờ” chuẩn bị thời cơ gây bạo loạn, ly khai ở một số vùng
hoặc nhiều vùng có tính chất độc lập để chia cắt nước ta, hy vọng tạo dựng nhà
nước “tự do”, “độc lập” chịu sự chi phối của bên ngoài. Phương thức chống phá
của các thế lực thù địch hết sức đa dạng, có lúc lợi dụng sự công khai của báo
chí, truyền thông, lợi dụng sự tự do tư tưởng; có lúc ngụy trang dưới nhiều
hình thức, vỏ bọc tinh vi, đặc biệt là chúng triệt để lợi dụng mạng xã hội
chính vì vậy mỗi chúng ta kiên quyết đấu tranh vạch trần bộ mặt thật của chúng
để bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét