Hiện nay, thực hiện chủ
trương lớn hết sức đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta, đồng bào Việt Nam ở trong nước
và ở nước ngoài ra sức đoàn kết, đóng góp để xây dựng đất nước. Nguồn lực của
người Việt Nam ở nước ngoài cả về vật chất, trí tuệ, công sức đều hết sức quý
giá, luôn được trân trọng. Trong số những người Việt Nam ở nước ngoài, đại bộ
phận đều hướng về quê hương với tình yêu và sự nhiệt thành muốn đóng góp cho
quê hương. Ngay cả những lãnh đạo của chính quyền Việt Nam cộng hòa năm xưa như
ông Nguyễn Cao Kỳ cũng đã nhận ra sai lầm, thể hiện tấm lòng hướng về quê cha
đất tổ, muốn đóng góp công sức để xây dựng đất nước Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo
của Đảng, với sự đồng lòng, đoàn kết của người Việt Nam ở trong nước và ở nước
ngoài, đất nước Việt Nam đã có những thành tựu đột phá về phát triển trong thời
kỳ đổi mới, kinh tế đất nước, đời sống của nhân dân và vị thế quốc gia ngày
càng đi lên.
Thế nhưng cũng có một bộ
phận thiểu số, hầu hết đều là những người đã từng làm tay sai cho đế quốc Mỹ,
thì chỉ luôn tìm cách hòng phá hoại đất nước Việt Nam. Họ coi ngày 30-4 là ngày
“quốc hận”, là ngày giỗ của một chính thể phi pháp, phi nghĩa. Họ luôn đưa ra
điều kiện hết sức phi lý là để “hòa hợp dân tộc” thì phải bỏ việc kỷ niệm ngày
Chiến thắng 30-4-1975.
Những người ấy đã nhầm!
Đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam luôn có khát vọng thống nhất, hòa hợp, đã
chiến đấu kiên cường vì khát vọng ấy. Và thực tế, đất nước Việt Nam đã thống
nhất, hòa hợp dân tộc từ ngay sau Chiến thắng 30-4-1975, Nam-Bắc một nhà ra sức
xây dựng đất nước. Đối với những người Việt Nam ở nước ngoài, Tổ quốc luôn mở
rộng vòng tay yêu thương, luôn coi họ là một phần ruột thịt của Tổ quốc.
“Đoàn kết, đoàn kết, đại
đoàn kết” là bài học quý báu được đúc rút từ lịch sử dựng nước, giữ nước của
dân tộc và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặc biệt quan tâm căn dặn mỗi người chúng
ta. Hòa hợp dân tộc luôn là điều mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nỗ lực thực
hiện. Thế nhưng, hòa hợp dân tộc dứt khoát không phải là sự chối bỏ lịch sử!
Hòa hợp dân tộc không phải là sự đổi trắng thay đen, không phải là sự trộn lẫn
giữa chính nghĩa và phi nghĩa, dứt khoát không phải là sự đánh đồng giữa những
người có công với những kẻ có tội với dân tộc Việt Nam! “Đánh kẻ chạy đi, không
ai đánh người chạy” lại là đạo lý của người Việt Nam. Vì thế những ai thực sự
thành tâm hối cải, muốn quay về thì Tổ quốc Việt Nam, nhân dân Việt Nam luôn dành
cho họ cơ hội. Còn những kẻ luôn rắp tâm phá hoại đất nước, phá hoại khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, nếu không sớm tỉnh ngộ “quay đầu là bờ” thì nhân dân
Việt Nam cũng khó dung tha.
Dịp kỷ niệm ngày Chiến
thắng 30-4-1975, chúng ta lại càng thấm thía hơn ý nghĩa của việc dạy và học
lịch sử đối với người Việt Nam. Đối với các quốc gia trên thế giới, việc giáo
dục lịch sử luôn là yêu cầu bắt buộc đối với mọi công dân. Đối với một quốc
gia, dân tộc có một quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước nhiều khúc quanh
co, phức tạp như dân tộc Việt Nam thì dạy và học lịch sử có ý nghĩa sống còn,
sinh tồn của dân tộc. Bởi vì những người Việt Nam thế hệ sau phải hiểu rõ, hiểu
sâu về lịch sử dân tộc, hiểu về cha ông mình, hiểu về mảnh đất nơi mình sinh
ra, từ đó sẽ hiểu về chính bản thân mình, rút ra cho mình những bài học quý
báu. Hiểu về lịch sử, nắm vững kiến thức lịch sử là một yếu tố đánh giá nhân
cách, đạo đức và trí tuệ của một con người Việt Nam. Có hiểu về lịch sử, mới
hiểu về hiện tại và hình dung ra con đường đúng đắn tới tương lai; có trân
trọng, biết ơn cha ông mới trân quý, nâng niu những gì mình đang có, để nỗ lực
đóng góp công sức không chỉ cho thế hệ hiện tại mà cho các thế hệ tương lai
trên đất nước Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét