Song hành với kết quả phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, gần đây trong bộ máy công quyền xuất hiện tình trạng cán bộ trì trệ, né trách nhiệm, không dám làm, sợ làm sai, sợ vi phạm pháp luật. Việc này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội, khiến uy tín của cơ quan công quyền bị giảm sút.
Nói đến cán bộ, đảng viên là nói đến tính tiên
phong, gương mẫu, có trách nhiệm với dân, với nước và mục tiêu, lý tưởng của
Đảng. Điều đó thể hiện rõ nét trong việc hoạch định đường lối, chủ trương,
chiến lược, sách lược và kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị,
địa phương.
Thời kỳ đổi mới, nhiều cán bộ, đảng viên thấu
triệt tinh thần “đảng viên đi trước làng nước theo sau”, nêu cao quyết tâm,
vững niềm tin, không ngừng sáng tạo và đem hết trách nhiệm cống hiến. Cán bộ
nhiều cơ quan nghiên cứu đã giữ mối liên hệ chặt chẽ với địa phương, với nhân
dân, cho ra đời những công trình, sáng kiến khoa học, không ngừng làm giàu cho
xã hội.
Tuy nhiên, cũng có không ít cán bộ, đảng viên
lợi dụng vị trí công tác, kết bè kéo cánh, tạo ra những mối liên kết ma quỷ cốt
để rửa tiền rồi chiếm đoạt, làm giàu bất chính. Các vụ án bị đưa ra xét xử gần
đây đã cho thấy: quyền, tiền có sức hút ghê gớm, xô đổ nhân cách cán bộ và tư
cách đảng viên. Khi cơ quan chức năng lật lại hồ sơ các dự án, những “cái kim
trong bọc” bị lòi ra. Cũng từ đây, trong không ít cán bộ xuất hiện tư tưởng
ngại làm, sợ sai. Có cán bộ đã công khai phát biểu đại ý rằng, thà không làm và
bị kiểm điểm trách nhiệm còn hơn làm để rồi bị chịu kỷ luật.
Tình trạng giải ngân vốn đầu tư công chậm chạp
là một ví dụ điển hình. Năm 2022, Chính phủ đốc thúc quyết liệt, quy định thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công dưới 30% bị xét
không hoàn thành tốt nhiệm vụ hoặc giải ngân từ 30% đến 50% thì thủ trưởng đơn
vị cũng không được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ... nhưng kết quả vẫn
không như kỳ vọng. Nguyên nhân chủ yếu là do cán bộ sợ sai vì quá trình giải
ngân dễ vướng vào vi phạm pháp luật. Cũng có thông tin cho rằng, do thanh tra, kiểm
tra chặt chẽ nên không việc gì phải “lao tâm khổ tứ”. Biểu hiện rõ nhất trong
vấn đề né trách nhiệm, chính là hiện tượng cán bộ xin chuyển công tác với những
nguyên nhân khác nhau.
Một vấn đề khác cần bàn là tinh giản biên chế. Tiến độ này vẫn
chậm và chưa đạt mục tiêu. Theo Bộ Nội vụ, kết quả tinh giản biên chế của các
bộ, ngành, địa phương là 79.024 người. Đa phần trong số này là những người đến
tuổi về hưu, thôi việc, nghỉ việc mà không phải là những cán bộ, công chức bị
xếp loại yếu kém về chuyên môn để loại ra.
Trước vấn đề này, Đảng ta đã ban hành nhiều
nghị quyết, quy định để chỉ đạo chấn chỉnh. Kết luận số 21-KL/TƯ, ngày
25-10-2021, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng,
chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý
nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đã
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét