Thứ Năm, 30 tháng 3, 2023

PHÒNG CHỐNG BẠO LOẠN LY KHAI

 

Mục đích của bạo loạn ly khai nhằm ly khai về chính trị, tư tưởng, kinh tế, văn hóa, chia tách lãnh thổ, lật đổ chính quyền ở một số huyện trong một vài tỉnh hoặc hai, ba tỉnh, có thể thành lập Nhà nước Mông tự trị ở Tây Bắc, Nhà nước Đề-ga ở Tây Nguyên, Nhà nước Khmer Krôm độc lập ở vùng Tây Nam Bộ. Đây là những vùng miền mà địch dễ lợi dụng để tiến hành bạo loạn ly khai...; thực chất là  tách khỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; từ đó kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp, Liên hợp quốc công nhận là một quốc gia độc lập.

Bạo loạn ly khai ở Việt Nam được chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, phản động bên ngoài chỉ đạo, hỗ trợ tiến hành bằng hoạt động quân sự kết hợp với chính trị, kinh tế, văn hóa, đối ngoại; Đây là hoạt động chống phá cách mạng Việt Nam có tổ chức của lực lượng phản động trong nước. Nhằm ly khai về chính trị, tư tưởng, chia tách lãnh thổ, lật đổ chính quyền ở một vùng, một khu vực, dựng lên một chính quyền mới phản động, tách khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý điều hành của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 Xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là: Quan liêu, tham nhũng, yếu kém trong quản lý kinh tế, trong sản xuất kinh doanh, tạo nên sự bất mãn trong xã hội. Vấn đề lợi ích nhóm và những biểu hiện của lòng tham, ích kỷ của một số cán bộ, đã góp phần làm xói mòn lòng tin, phá hoại đại đoàn kết dân tộc; tình trạng thiếu minh bạch, công bằng trong tuyển chọn công chức, sắp xếp việc làm, đề bạt bổ nhiệm. Từ đó, làm giảm lòng tin đối với sự chỉ đạo, điều hành, quản lý của chính quyền các cấp. Qua thời gian, những mâu thuẫn sâu sắc từ lợi ích kinh tế do thiếu minh bạch, bất công trong giải tỏa, đền bù, thu hồi đất đai tạo thành nỗi bức xúc trong nhân dân. Đồng  thời, sự phát triển kinh tế - xã hội thiếu tính bền vững, lấy lợi ích kinh tế trước mắt mà xem nhẹ các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, quyền lợi và nguyện vọng chính đáng của nhân dân không giả quyết thỏa đáng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét