Với mưu đồ “ly Đảng”, “thoát Đảng”, thành phần văn nghệ sỹ “cấp tiến”, truyền
thông phương Tây luôn ra sức phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng với báo chí, văn học –
nghệ thuật’ họ cho rằng “Đảng lãnh đạo” thì không có “tự do báo chí”, không thể “tự do
sáng tạo văn học – nghệ thuật”… Họ cổ súy cho một số nhà văn, nhà báo hoặc người viết
báo, viết văn cả trong và ngoài nước lập ra cái gọi là “Ban vận động thành lập Văn đoàn
Việt Nam độc lập”, hay “Hội nhà báo Việt Nam độc lập” thực chất núp dưới chiêu bài tự
do lập hội để âm mưu hình thành các
tổ chức chính trị – xã hội đối lập,
đấu tranh nhằm xóa bỏ vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. .
Những người phủ nhận vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
đối với báo chí, văn học – nghệ
thuật, dù có ngụy biện đến đâu, chắc
chắn cũng phải thừa nhận rằng, vấn
đề đảng chính trị lãnh đạo Nhà nước
và xã hội là vấn đề khách quan trên toàn thế giới hiện nay.
Trên bình diện toàn cầu, hầu như quốc gia nào (kể cả những nước còn duy trì chế độ
quân chủ, vương quyền) cũng có vai trò lãnh đạo của đảng chính trị. Đảng nào giành được
quyền lực, trở thành đảng cầm quyền đều có đường lối, mục tiêu của họ với mọi lĩnh vực
trong đời sống xã hội. Báo chí, văn học – nghệ thuật đương nhiên không thể tách rời sự
lãnh đạo đó. Tất nhiên, ở các quốc gia có nhiều đảng phái chính trị, quyền lãnh đạo đối với
báo chí và văn học – nghệ thuật của đảng cầm quyền chủ yếu thông qua hoạt động quản lý
và chi phối của chính quyền; các đảng phái chính trị đối lập do không nắm được chính
quyền, sẽ tận dụng và lợi dụng tối đa những điều luật pháp cho phép để sử dụng báo chí,
văn học – nghệ thuật như những công cụ, phương tiện đấu tranh giành quyền lực từ tay
đảng cầm quyền. Chính vì báo chí, văn học – nghệ thuật trở thành “chiến trường” tranh
giành ảnh hưởng, nên người ta sẽ có cảm giác được thụ hưởng một nền “tự do báo chí vô
hạn độ”, hay một nền văn học – nghệ thuật mà văn nghệ sĩ được tự do sáng tạo không giới
hạn như “không có chân trời”. Dễ thấy nhất là trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ gần đây
hai ứng cử viên Joe Biden và Donald Trump đã ra sức miệt thị, phỉ báng nhau trên các diễn
đàn, đặc biệt là trên truyền hình. Chứng kiến cảnh ấy nhiều “chiến sĩ dân chủ” trong nước
lập tức đăng đàn ca ngợi, cho rằng như vậy là “tự do không giới hạn” và điều này “chỉ có ở
những chế độ tự do, nơi không có Đảng Cộng sản lãnh đạo”. Sự thực thì ai cũng biết,
người dân Mỹ và truyền thông nhiều nước trên thế giới đều gọi đó là cuộc bầu cử “tồi tệ
chưa từng thấy”, và rõ ràng, quyền lợi của người dân Mỹ hầu như bị lãng quên; đường
hướng phát triển nước Mỹ trở thành thứ yếu; bản thân các cuộc tranh luận trên truyền hình
– lẽ ra là diễn đàn quan trọng cung cấp thông tin cho người dân Mỹ để họ đánh giá chính
xác về các ứng viên Tổng thống, lại biến thành trò giải trí “rẻ tiền, câu khách” của các hãng
truyền thông Mỹ.
Một ví dụ khác, vào cuối năm 2016, Thủ tướng Thái Lan P. Chan-o-cha đã lệnh cho
cảnh sát tiến hành điều tra Văn phòng BBC Thái Lan vì có “dấu hiệu mắc tội khi quân”.
Ông tuyên bố rằng: “Có thể điều đó là bình thường ở nước khác nhưng là hành vi bị cấm ở
Thái Lan”. Hành vi bị cấm đó chính là việc BBC tiếng Thái Lan đã đăng những thông tin
bị Hoàng gia Thái Lan phản đối. Như vậy, ngay cả ở những quốc gia còn tồn tại chế độ
quân chủ thì sự can thiệp của đảng chính trị thông qua chính quyền vào báo chí là một điều
tự nhiên nhằm bảo đảm cho sự ổn định và phát triển của quốc gia đó.
Thực tế hiện nay có nhiều đảng phái đang hoạt động tại nhiều nước và vùng lãnh thổ
trên thế giới. Một số nước có nhiều đảng chính trị như: Hoa Kỳ có 112 đảng, Anh có 97
đảng… Ngược lại, nhiều nước, cả phương Tây và phương Đông, chỉ có một đảng chính trị
như: Mô-na-cô, Tát-ghi-ki-xtan, Bô-xni-a, Bê-li-xê, Ba-ren, Ả rập Xê-út, Ăng-ti-goa, Bốt-
xoa-na, Bê-nanh, Phi-gi, Găm-bi-a, Ê-ri-tơ-ri-a, Gha-na, Hai-ti, Ghi-nê, Cư-rơ-giơ-xtan,
Ma-đa-ga-ca, Cốt Đi-voa…
Cần phải nói rõ rằng, việc có một hay nhiều đảng chính trị tùy thuộc vào quá trình
phát triển tự nhiên của mỗi quốc gia đó và số lượng nhiều hay ít không nói lên mức độ dân
chủ, tự do ở từng nước. Nước Mỹ có 112 đảng chính trị nhưng từ khi lập quốc đến nay chỉ
có hai đảng thay nhau cầm quyền là Dân Chủ và Cộng Hòa, các đảng khác chỉ có “tính
chất minh họa” cho nền “dân chủ kiểu Mỹ”, thậm chí Đảng Cộng sản Mỹ, đảng đại diện
cho giới lao động bị đảng cầm quyền sử dụng pháp luật chèn ép, có giai đoạn bị cấm hoạt
động hoặc có lúc cho hoạt động nhưng bị chế tài bởi muôn vàn quy định để không bao giờ
có thể lớn mạnh, thách thức quyền lực của đảng Dân Chủ và Cộng Hòa. Ở Xinh-ga-po, có
rất nhiều đảng chính trị nhưng chỉ có Đảng Nhân dân Hành động cầm quyền từ khi lập
quốc đến nay. Ở Trung Quốc thì cả 8 đảng chính trị đang hoạt động đều thừa nhận Đảng
Cộng sản Trung Quốc là đảng duy nhất lãnh đạo đất nước.
Ở nước ta, từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến nay, đã có nhiều thời kỳ có nhiều
đảng chính trị hoạt động. Ví dụ, giai đoạn 1945-1946, có hai đảng đối lập với Đảng Cộng
sản Việt Nam và có ghế trong Quốc hội là Việt Nam Quốc dân đảng và Việt Nam Cách
mạng đồng minh hội. Tuy nhiên, hai đảng này thực chất do Tưởng Giới Thạch dựng nên,
từ những kẻ cơ hội muốn “bám” vào Tưởng để tranh giành quyền lực. Năm 1946, khi quân
Tưởng rút khỏi Việt Nam thì hai đảng này tự cuốn gói chạy theo Tưởng. Hay suốt một thời
kỳ dài của nước ta, Đảng Dân chủ Việt Nam và Đảng Xã hội Việt Nam cùng hoạt động,
hai đảng này sát cánh bên Đảng Cộng sản Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến vệ quốc,
thừa nhận và ủng hộ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đến cuối thế kỷ XX, tự họ
thấy đã hoàn thành sứ mệnh, tin tưởng rằng Đảng Cộng sản Việt Nam đủ sức hoàn thành
vai trò lãnh đạo đất nước nên đã tự giải tán.
Cũng cần phải nói thêm rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn đánh giá đúng vị
trí, vai trò đặc biệt quan trọng của báo chí, văn học – nghệ thuật, hay nói cách khác, mục
tiêu hoạt động của Đảng là nhằm bảo đảm cho nhân dân được hưởng đầy đủ quyền tự do
báo chí, tự do lập hội, tự do hưởng thụ, sáng tác, quảng bá những tác phẩm báo chí, văn
học – nghệ thuật chân chính. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, từ bản Yêu sách
của nhân dân An Nam năm 1919 gửi nhà cầm quyền Pháp đã nêu yêu cầu về tự do báo chí,
tự do lập hội. Năm 1943, dù chưa giành được chính quyền, Đảng vẫn xây dựng Đề cương
Văn hóa Việt Nam, chủ trương phát triển nền văn hóa Việt Nam theo hướng Dân tộc, Khoa
học và Đại chúng… Điểm qua như vậy để thấy rằng, vấn đề đảng chính trị lãnh đạo báo
chí, văn học – nghệ thuật (dù bằng những phương thức khác nhau) là vấn đề khách quan và
phổ biến của thế giới hiện đại.
Nguồn: Nguyễn Văn Mừng - CH30
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét