Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản
Việt Nam (12/1986) hoạch định đường lối đổi mới toàn diện cả về
kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đối ngoại nhằm đưa
đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, phát triển đất nước, nâng cao đời
sống vật chất và văn hóa, tinh thần của nhân dân. Vượt qua thách thức, khủng
hoảng và sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở các nước Đông Âu, Liên
Xô, Đại hội VII của Đảng (6/1991) tỏ rõ bản lĩnh chính trị, kiên định con đường
XHCN với việc đề ra “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (CNXH)”. Từ thực tiễn của công cuộc đổi mới, xây
dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN, Cương lĩnh và đường lối được các
đại hội Đảng không ngừng bổ sung, phát triển, đã đưa công cuộc đổi mới của Việt
Nam phát triển mạnh mẽ, vững chắc với những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch
sử.
Bảo vệ Cương lĩnh, đường
lối của Đảng là bảo vệ sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, vì Đảng lãnh đạo, cầm
quyền chủ yếu bằng Cương lĩnh, đường lối, nghị quyết... Bảo vệ sự đúng đắn của
Cương lĩnh, đường lối với những giá trị lý luận, khoa học, bắt nguồn từ nền
tảng tư tưởng của Đảng là Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Nắm vững
những nguyên lý về cách mạng XHCN, những đặc điểm, đặc trưng, quy luật của thời
kỳ quá độ lên CNXH. Cương lĩnh và đường lối đổi mới của Đảng được xây dựng
trên cơ sở nhận thức đúng đắn, sâu sắc bản chất cách mạng, phương pháp luận
khoa học của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Vì vậy, Cương lĩnh,
đường lối đó đứng vững và được hiện thực hóa, có khả năng chống lại mọi sự
xuyên tạc và chống phá của các thế lực thù địch cả về lý luận và thực tiễn.
Điều đó càng đòi hỏi Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên phải nâng cao trình độ lý
luận và nhận thức về hệ tư tưởng.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ
Chí Minh luôn luôn nhắc nhở: “Chúng ta phải nâng cao sự tu dưỡng về Chủ nghĩa
Mác-Lênin để dùng lập trường, quan điểm, phương pháp Chủ nghĩa Mác-Lênin mà
tổng kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc
điểm của nước ta. Có như thế, chúng ta mới có thể dần dần hiểu được quy luật
phát triển của cách mạng Việt Nam, định ra được những đường lối, phương châm,
bước đi cụ thể của cách mạng XHCN thích hợp với tình hình nước ta. Như thế là
phải học tập lý luận, phải nâng cao trình độ lý luận chung của Đảng, trước hết
là của cán bộ cốt cán của Đảng”.
Nâng cao trình độ lý
luận của toàn Đảng và của từng cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản
lý các cấp, bồi đắp lập trường, quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh chẳng những là để bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, mà cũng
chính là bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng. Đó là sự bảo vệ chủ động, tự
giác bởi trí tuệ, có khả năng bác bỏ mọi sự xuyên tạc, phá hoại của các thế lực
thù địch, phản động.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét