Thực tiễn cho thấy, quá trình hoạch định đường lối chiến lược, sách lược cách mạng và sự cụ thể hoá đường lối đó bằng các chủ trương, chính sách và pháp luật, nếu bị sự can thiệp, áp đặt của ý muốn chủ quan tự phát sẽ làm nguy hại nghiêm trọng đến sự phát triển của đất nước mà trước mắt cũng như lâu dài, hậu quả của nó khó có thể lường trước được. Về vấn đề này, V.I.Lênin đã cảnh báo: "Đối với một chính Đảng vô sản, không sai lầm nào nguy là nguy hiểm hơn là định ra sách lược của mình theo ý muốn chủ quan. Định ra một sách lược vô sản nói trên cơ sở đó có nghĩa là làm cho sách lược đó bị thất bại".
Có
thể sau khi chủ trương, đường lối bị thất bại do bệnh chủ quan gây nên, những
người hoạch định chúng sớm nhận ra sai lầm, do đó chúng có thể được khắc phục,
sửa chữa cho phù hợp với quy luật khách quan và yêu cầu của thực tiễn. Nhưng
cũng có thể xảy ra các tình trạng sau đây: 1) không nhận thức được nguồn gốc
sai lầm về mặt tư duy, nhận thức, 2) nhận thức được nguồn gốc sai lầm đó nhưng
chậm được sửa chữa, khắc phục.
Trong
trường hợp thứ hai, ngoài nguyên nhân hạn chế về trình độ nhận thức, trình độ
lý luận dẫn đến lúng túng về biện pháp khắc phục, sửa chữa, sai lầm, theo chúng
tôi, còn có nguyên nhân chủ quan khác. Đó là, do tính bảo thủ hoặc vì lợi ích
cá nhân nên chủ thể tìm cách che giấu khuyết điểm, sai lầm chủ quan, tìm cách
thuyết minh cho "sự sáng tạo hợp quy luật" hoặc tìm cách đổ lỗi cho
người khác, hoặc cho nguyên nhân khách quan... Trong tình hình đó, thay cho
việc tìm cách khắc phục sai lầm thì có thể là thái độ thời ơ, chờ đợi sự may
rủi... và do đó, sai lầm càng trở nên nghiêm trọng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét