Tác phẩm "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội
và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng khẳng định tính đúng đắn về mục tiêu, con đường cách mạng nước ta.
Từ khóa: Bài viết của
Tổng Bí thư; Chủ nghĩa xã hội; Cách mạng
Trong
mọi thời điểm, mọi hoàn cảnh, Đảng ta, nhân dân ta không chỉ kiên định độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội mà còn xác định rõ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam chính là quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Những nội dung quan trọng này đã
được khẳng định từ trong Cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng, trong văn kiện từ Đại hội II đến Đại hội
VI và tiếp tục được khẳng định trong Cương
lĩnh 1991 (Đại hội VII): "Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua
chế độ tư bản, từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất
thấp" và “Nắm vững ngọn cờ độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó là bài học xuyên suốt trong quá trình cách
mạng nước ta. Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã
hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở bảo đảm vững chắc cho độc lập dân tộc. Xây dựng
chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam vẫn là hai nhiệm vụ chiến lược có
quan hệ hữu cơ với nhau”.
Kiên
định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và xuất phát từ thực tiễn, lý luận về chủ
nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã được điều chỉnh, bổ sung
cho phù hợp đúng như Nghị quyết Đại hội VIII (1996) của Đảng nhấn mạnh: “Con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn. Xét trên tổng
thể, việc hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới những năm qua về cơ bản là
đúng đắn, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Tại
Đại hội IX (2001), Đảng tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây
dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa
Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” và "con đường đi lên của nước ta là sự
phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ
qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng
tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt
được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ, để phát
triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại". Cùng với
đó, Báo cáo chính trị tại Đại hội cũng khẳng định nhận thức lý luận về chủ
nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ngày càng sáng tỏ
hơn, với 8 đặc trưng cơ bản; đồng thời, nhấn mạnh bài học số một là: Trong quá
trình đổi mới, phải kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên
nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tiếp
đó, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ
sung, phát triển năm 2011) tại Đại hội XI của Đảng (Cương lĩnh 2011) đã nêu những
nội dung cơ bản của con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; bổ sung,
phát triển những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng
với 8 đặc trưng cơ bản, 8 phương hướng cơ bản, những mối quan hệ lớn cần phải nắm
vững và giải quyết tốt trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Điều
đó khẳng định rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới bảo đảm vững chắc cho độc lập
dân tộc và là hai mặt không thể tách rời của con đường phát triển đất nước, hướng
tới mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".
Như
vậy, có thể thấy “đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa
chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với
xu thế phát triển của lịch sử” và trong hơn 9 thập niên lãnh đạo cách mạng Việt
Nam, dù trong hoàn cảnh khó khăn, thử thách nào, Đảng ta vẫn luôn kiên định độc
lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Lý luận và thực tiễn lịch sử cách mạng Việt
Nam đều khẳng định con đường duy nhất đúng để đất nước phát triển bền vững là độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Việc Đảng quyết định đưa miền Bắc đi
lên chủ nghĩa xã hội và cả nước đồng thời thực hiện 2 chiến lược cách mạng ở
hai miền; quyết định đưa cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội sau khi nước nhà
thống nhất; tiến hành sự nghiệp đổi mới và tiếp tục kiên định hành trình quá độ
lên chủ nghĩa xã hội trong hơn 35 qua chính là sự lựa chọn kiên quyết và đúng đắn,
kiên định và sáng tạo của Đảng dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh. Thế giới có
thể đổi thay, song con đường đó là phù hợp quy luật, đúng như Đảng khẳng định tại
Đại hội XII (2016): “Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với
thực tiễn của Việt Nam và xu thế phát triển của lịch sử”.
Vì
thế, từ lý luận và thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Tổng Bí thư
đã khẳng định trong bài viết của mình rằng, "lý luận về đường lối đổi mới,
về chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam ngày càng
hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa". Hơn nữa, thực tiễn đi lên chủ
nghĩa xã hội cho thấy, việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là hình
thức tối ưu để thực hiện quyền lực của nhân dân. Việc phát triển văn hóa là nền
tảng tinh thần của xã hội, để văn hóa trở thành sức mạnh nội sinh, động lực
phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc được chú trọng… chính là thành tựu về lý
luận của Đảng, là kết quả sự tổng kết thực tiễn và tiếp thu, vận dụng sáng tạo
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như những thành tựu của về văn
hóa của nhân loại.
Đồng
thời, việc "đưa ra quan niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta, là thành
quả lý luận quan trọng". Bởi, thực tiễn công cuộc đổi mới cho thấy, kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là phải gắn kinh tế với xã hội,
thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi
với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính
sách, trong suốt quá trình phát triển và đó chính là công cụ, phương tiện xây dựng
chủ nghĩa xã hội, xây dựng mô hình kinh tế tổng quát ở Việt Nam. Vì thế, những
luận điểm của Tổng Bí thư nêu ra trong bài viết là khoa học, thuyết phục, không
chủ quan, duy ý chí; là minh chứng sắc bén bác bỏ sự xuyên tạc, xảo trá của các
đối tượng cơ hội, phản động, thù địch.
Hơn
nữa, trong bài viết của mình, Tổng Bí thư đã không chỉ trả lời rất rõ, lập luận
sắc sảo về những nội dung đã nêu ra mà còn khẳng định rõ: Việt Nam quá độ lên
chủ nghĩa xã hội là một sự nghiệp lâu dài, vô cùng khó khăn và phức tạp. Việc
đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bỏ qua chế độ tư bản
chủ nghĩa, lực lượng sản xuất rất thấp, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh,
hậu quả rất nặng nề; các thế lực thù địch thường xuyên tìm cách phá hoại, cho
nên lại càng khó khăn, phức tạp; cho nên nhất thiết phải trải qua một thời kỳ lâu
dài với nhiều bước đi, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, xã hội đan xen nhau, có
sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới… Đây chính là gắn lý luận với thực tiễn, không
hề mơ hồ, càng không ảo tưởng như các luận điệu thù địch xuyên tạc.
Tổng
Bí thư xác định: "Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực
sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá
con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng
xã hội, chứ không phải gia tăng khoảng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội.
Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các
giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, "cá lớn nuốt
cá bé" vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm";
"xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân
văn, dựa trên nền tảng lợi ích chung của toàn xã hội, hài hòa với lợi ích chính
đáng của con người, khác hẳn về chất so với các xã hội cạnh tranh để chiếm đoạt
lợi ích riêng giữa các cá nhân và phe nhóm"; "con người giữ vị trí
trung tâm trong chiến lược phát triển; phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa
là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới". Đây chính là sự cụ thể
hóa Cương lĩnh 1991, Cương lĩnh 2011, Nghị quyết các kỳ Đại hội; thể hiện
rõ tính nhân văn của chủ nghĩa xã hội; là những giá trị đích thực của chủ nghĩa
xã hội; là mục tiêu, là con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta, nhân dân ta
đã lựa chọn và đang kiên định, kiên trì theo đuổi, dù thế giới có đổi thay.
Bên
cạnh đó, trong bài viết, Tổng Bí thư khẳng định những thành tựu của chủ nghĩa
tư bản là không thể phủ nhận: “Chủ nghĩa tư bản chưa bao giờ mang tính toàn cầu
như ngày nay và cũng đạt được nhiều thành tựu to lớn, nhất là trong lĩnh vực giải
phóng và phát triển sức sản xuất, phát triển khoa học - công
nghệ". Tuy nhiên, khi quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, Việt Nam bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa (chỉ bỏ qua những
mặt hạn chế của chủ nghĩa tư bản như áp bức, bất công, bóc lột...), song không
bỏ qua những thành tựu, giá trị văn minh mà nhân loại đạt được trong thời kỳ
phát triển tư bản chủ nghĩa.
Cuối bài viết, Tổng Bí thư cũng đã chỉ
ra những hạn chế cần phải khắc phục như: Về kinh tế, chất lượng tăng trưởng,
sức cạnh tranh còn thấp, thiếu bền vững… Về xã hội, khoảng cách giàu nghèo
gia tăng; chất lượng giáo dục, chăm sóc y tế và nhiều dịch vụ công ích khác còn
không ít hạn chế; văn hóa, đạo đức xã hội có mặt xuống cấp… Về xây dựng và
chỉnh đốn Đảng: tình trạng tham nhũng, lãng phí, suy thoái về tư tưởng chính trị
và đạo đức, lối sống vẫn diễn ra trong một bộ phận cán bộ, đảng viên... Trong
khi đó, các thế lực xấu, thù địch lại luôn tìm mọi thủ đoạn để can
thiệp, chống phá, gây mất ổn định, thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình"
nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Vì
thế, việc Tổng Bí thư khẳng định: "Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa
xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt
yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh"; đồng thời, kết luận rằng
vai trò lãnh đạo và cầm quyền của Đảng; sự kiên định và vững vàng trên nền tảng
tư tưởng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; sự đồng lòng,
đoàn kết của nhân dân chính là nguồn sức mạnh sâu xa, cội nguồn của thắng lợi
và sự phát triển…; chắc chắn không phải là "sự hoang tưởng", lại càng
không phải là "cái bánh vẽ của Đảng Cộng sản Việt Nam" như các thế lực
thù địch bôi nhọ, phủ nhận.
Lý
luận và thực tiễn của cách mạng Việt Nam đều cho thấy, bài viết của Tổng Bí thư
Nguyễn Phú Trọng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam rất rõ ràng và chặt chẽ; phản ánh đúng lý luận, thực tiễn và cả những vấn đề
đặt ra cần phải tiếp tục giải quyết. Bài viết không chỉ thể hiện tầm nhìn xa,
tư duy sắc sảo mà còn cho thấy bản lĩnh chính trị của người đứng đầu Đảng trước
những đổi thay của tình hình trong nước và quốc tế, góp phần giúp mỗi cấp ủy, mỗi
tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên và người dân nhận thức sâu sắc hơn con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội, đi đến tương lai tươi sáng của dân tộc, để không dao động,
không ngả nghiêng trước các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch; đồng
thời, nêu cao tinh thần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và đồng bộ hơn,
kiên định và làm tròn trách nhiệm của mình cao hơn nhằm khơi dậy khát vọng phát
triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa trở thành nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm
2045 như Nghị quyết Đại hội XIII đã nêu ra./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét