Một là, kiểm tra, xem
xét nguồn tin
Hiện nay, người dân có
nhiều kênh để tiếp nhận thông tin, từ truyền hình, radio, các trang báo giấy,
báo mạng, trang thông tin điện tử, cổng thông tin của các cơ quan nhà nước…
Nguồn tin còn đến từ mạng xã hội, các hội nhóm, các thông tin truyền miệng. Tất
nhiên, trong hàng trăm, hàng ngàn tin tiếp nhận mỗi ngày, có tin chính xác, có
tin không chính xác. Để nhận được những thông tin chính xác, chúng ta cần theo
dõi tin tức từ báo chí, nhất là những tờ báo uy tín, cổng điện tử của cơ quan
chức năng.
Hai là, kiểm chứng
nguồn tin
Với mỗi thông tin đăng
tải trên báo chí hay trên mạng xã hội, chúng ta vẫn cần kiểm chứng xem thông
tin chính xác không bằng cách đọc và tìm hiểu nguồn tin đó có được cung cấp bởi
người có thẩm quyền, đúng chức năng, được phép phát ngôn cung cấp thông tin hay
không. Những thông tin trong bài viết có nêu rõ tên người, địa phương, thời
gian… không. Với những tin chung chung, không rõ tên nhân vật, địa danh cụ thể,
chúng ta cần kiểm chứng lại. Tin giả thường không được chú trọng về cấu trúc
ngữ pháp, thể thức văn bản, dễ có lỗi chính tả và ngữ pháp, không thống nhất.
Về các luận cứ, luận chứng trong bài viết, thông thường các tin giả được tạo ra
được dựa trên một câu chuyện, tình tiết có thực nhưng được làm giả ở những nội
dung quan trọng nhất. Ngoài ra, cần đọc kỹ nội dung xem thông tin đó là tin tức
thật hay trò đùa của người đăng.
Ba là, kiểm tra lại thông tin, hình ảnh
minh họa
Tin giả không chỉ về
chữ viết mà còn là các hình ảnh. Người dùng mạng xã hội luôn nghĩ, hình ảnh,
nhất là video là minh chứng rõ ràng nhất và tin ngay những thông tin trong hình
ảnh đó. Nhưng thực sự, những hình ảnh có thể bị làm giả, bị cắt ghép, chỉnh sửa
theo từng dụng ý khác nhau của người đăng tải thông tin. Hình ảnh sử dụng trong
bài viết đa phần là ảnh trên mạng hoặc được chỉnh sửa cho phù hợp với nội dung
nguồn tin. Cần kiểm tra xem ảnh có tồn tại trên không gian mạng thông qua tính
năng “Search Google for image”.
Trước mỗi thông tin,
hình ảnh có nội dung xấu lan truyền, cần tỉnh táo, suy nghĩ xem những tin tức,
hình ảnh đó khởi nguồn thế nào, ai phát ra, liệu có đủ khả năng tin cậy? Nếu
những tin tức đó mang đến suy nghĩ tiêu cực, cần phải suy xét thận trọng, tránh
việc ấn like hay chia sẻ, bình luận tạo hiệu ứng lan truyền tin giả, độc hại.
Phải cẩn trọng khi tiếp nhận thông tin trên không gian mạng, nhất là thông tin
được chia sẻ bởi mạng xã hội, chủ thể không rõ nguồn gốc, không xác thực. Đặc biệt,
không chia sẻ nguồn tin phát ra từ trang mạng của những cá nhân, tổ chức thường
xuyên đưa tin có nội dung tiêu cực, sai trái, phỉ báng nhà nước, cộng đồng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét