“Việt Nam phải “phi chính trị hóa” quân đội, công an” là một luận điệu mà các thế lực phản động, thù địch vẫn rả rích tuyên truyền, với nhiều nội dung, hình thức khác nhau. Chúng cho rằng, Công an, Quân đội phải “trung lập”, “đứng giữa”, không thuộc một đảng phái nào, “Quân đội phải đứng ngoài chính trị”… Đó là những luận điệu vô căn cứ, phản khoa học, hoàn toàn không đúng với thực tiễn lịch sử cách mạng Việt Nam.
Lịch sử phát triển của nhân loại từ khi
có giai cấp, nhà nước đến nay cho thấy, không bao giờ có cái gọi là lực lượng
vũ trang “trung lập về chính trị”, "đứng ngoài chính trị", "phi
giai cấp", "không can dự vào chính trị"… Xét về bản chất của nhà
nước, trước hết đó là bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp
khác, là bộ máy duy trì sự thống trị giai cấp; vì vậy, nhà nước cần phải có
công cụ bạo lực chủ yếu nhằm thực hiện mục đích chính trị, kinh tế của giai cấp.
Cho nên, quân đội, công an xuất hiện và tồn tại gắn liền với chính trị, bị chi
phối bởi chính trị, là công cụ để thực hiện mục tiêu chính trị của nhà nước,
giai cấp cầm quyền. Ngược lại, chính trị lại quy định bản chất, chức năng, nhiệm
vụ, các mối quan hệ cơ bản của quân đội, công an, như: Quan hệ với giai cấp, với
chế độ xã hội, với nhân dân, với dân tộc.
Quân đội, công an luôn gắn chặt với
giai cấp, nhà nước sinh ra nó và mang bản chất giai cấp sâu sắc. Vì thế, không
thể có và không bao giờ có lực lượng vũ trang “phi giai cấp”, “siêu giai cấp”,
“phi chính trị”, “đứng ngoài chính trị”. V.I.Lê-nin đã vạch rõ bản chất phản động
của luận điệu lực lượng vũ trang “đứng ngoài chính trị”, coi đó là “cái giáo lý
tầm thường”, “giả nhân, giả nghĩa và dối trá”… Vì thế, mọi luận điệu “phi chính
trị hóa” lực lượng vũ trang thực chất chỉ là chiêu trò lừa bịp những ai nhẹ dạ,
cả tin, ấu trĩ về chính trị mà thôi.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam, Đảng ta
và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thành lập, giáo dục, rèn luyện các Lực lượng vũ
trang nhân dân Việt Nam, lấy QĐND và CAND làm nòng cốt. Trong suốt quá trình
lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn kiên định nguyên tắc Đảng
lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với QĐND và CAND. Vì vậy, lực lượng
vũ trang luôn mang bản chất giai cấp công nhân, có tính nhân dân và tính dân tộc
sâu sắc.
Lịch sử chiến đấu, xây dựng và trưởng
thành của Lực lượng vũ trang nhân dân cho thấy, chỉ dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập
trung, thống nhất, với đường lối vũ trang cách mạng đúng đắn của Đảng Cộng sản
Việt Nam, lực lượng vũ trang mới có đủ bản lĩnh, năng lực, thực sự là chỗ dựa
tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân trong thực hiện các chủ trương, đường lối,
chiến lược bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã
hội; chủ động phòng ngừa, tấn công làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động “diễn biến
hòa bình”, bạo loạn, lật đổ của các thế lực thù địch, phản động, phục vụ có hiệu
quả nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và đối ngoại của đất nước. Vì vậy, Lực
lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không bao giờ xa rời bản chất chính trị của Đảng;
cũng như không bao giờ sao nhãng mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của Đảng là độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng chính
là nhân tố quyết định trưởng thành và chiến thắng của Lực lượng vũ trang nhân
dân Việt Nam nói chung và của QĐND, CAND nói riêng.
Nếu như trước đây, các thế lực thù địch
đòi “phi chính trị hóa” quân đội, công an thông qua đòi hỏi trực diện là xóa bỏ
vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp, về mọi mặt của Đảng đối với quân đội,
công an, thì gần đây chúng sử dụng nhiều hình thức, biện pháp tinh vi, phức tạp
hơn. Do đó, nhận biết và đấu tranh, phòng, chống mưu đồ đòi phi chính trị hóa lực
lượng vũ trang là nhiệm vụ cấp thiết, quan trọng, thường xuyên của Đảng, Nhà nước,
của cả hệ thống chính trị, của lực lượng vũ trang nhân dân và mỗi cán bộ, chiến
sĩ quân đội, công an. Trong đó xây dựng quân đội, công an có bản lĩnh chính trị
vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, chế độ, Nhà nước và nhân dân là vấn
đề cốt lõi, đảm bảo luôn thực sự là lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng, hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ được giao./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét