Thứ Năm, 23 tháng 3, 2023

Chủ tịch Hồ Chí Minh "Anh hùng giải phóng dân tộc và Danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam".

 


Cần nhận rõ bộ mặt thật của các thế lực thù địch, chống phá cách mạng Việt Nam với các luận điệu xuyên tạc cho rằng không có nghị quyết nào của UNESCO tôn vinh Hồ Chí Minh là nhà văn hóa kiệt xuất là anh hùng giải phóng dân tộc, từ đó chúng bóp méo sự thật, lèo lái thông tin, định hướng dư luận rằng tư tưởng của Hồ Chí Minh đã không còn phù hợp với thực tiễn hiện nay của cách mạng Việt Nam; hiện nay là thời đại khoa học - công nghệ hiện đại, công nghệ cao, trí tuệ thông minh, thời đại của kinh tế thị trường là hội nhập quốc tế,..., nên những tư tưởng của Hồ Chí Minh là "lỗi thời", "lạc hậu", "không còn phù hợp" với thời đại...

Liên quan đến sự kiện Nghị quyết của UNESCO, bằng chứng là để minh chứng cho sự thật đó là: Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-1969) là hiện thân của lòng yêu nước vĩ đại; Năm 1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là "Anh hùng giải phóng dân tộc và Danh nhân văn hóa kiệt xuất của Việt Nam".

Năm 2010, ông Hans D'OrvilleJ Phó Tổng Giám đốc UNESCO đã phát biểu tại lễ mít-tinh tại Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp: "Năm 2010 là dịp kỷ niệm lần thứ 120 Ngày sinh của Người, và đây cũng là dịp để chúng ta ôn lại sự kiện cách đây hơn 20 năm, vào năm 1987, tổ chức UNESCO đã quyết định kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (năm 1990) như một trong những nhân vật quan trọng và kiệt xuất của lịch sử".

Kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, tại Hội thảo khoa học quốc tế “Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay", bà Katherine Muller Marin, Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội nhấn mạnh: "Tôi có mặt tại đây hôm nay để hoàn thành sứ mệnh của Nghị quyết được Đại hội đồng UNESCO thông qua tại khóa họp lần thứ 24 của cơ quan này tại Pari năm 1987, về việc kỷ niệm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Anh hùng dân tộc và Nhà văn hóa kiệt xuất".

Quyển 1 của Nghị quyết trong "Tập biên bản của Đại hội đồng UNESCO Khóa họp 24 tại Pari, ngày 20-10 - 20-11-1987" có đầy đủ nội dung liên quan đến việc tổ chức kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và tôn vinh Người là "Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam". được xuất bản bằng 6 thứ tiếng, có kích thước khổ giấy A4 (20cm X 30cm), bìa màu xanh lá cây đậm, dày 220 trang.

Nghị quyết gồm 13 mục và phần Phụ lục. Trong mục III: Chương trình hành động giai đoạn 1988 - 1989 có ghi: A: Các chương trình hành động lớn; và B: Các hoạt động tổng thể của chương trình, trong đó có hoạt động các ngày kỷ niệm (mục 18.6). Mục 18.6.5. Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nghị quyết 24C/18.65 về Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh với tư cách là Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà văn hóa kiệt xuất của Việt Nam là một văn kiện quan trọng của UNESCO ghi nhận những đóng góp to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.

Cùng với rất nhiều công trình, hiện vật, tài liệu, tư liệu sách báo, ấn phẩm, tạp chí thơ văn mang tên Hồ Chí Minh trên khắp thế giới. Tất cả đều được lưu giữ một cách trân trọng, trở thành biểu tượng nhắc nhở chúng ta về trách nhiệm phải tiếp tục duy trì những dấu ấn mà Bác để lại, đồng thời tiếp thêm động lực để cùng phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc. Bảo vệ nền tảng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo những tư tưởng vượt trước thời đại của Người vào thực tiễn vẫn giữ nguyên sức sống và giá trị thời đại, bởi bản chất cách mạng, khoa học và nhân văn, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa chiến lược và sách lược cách mạng trong toàn bộ tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa; luôn "kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê -nin, tư tưởng Hồ Chí Minh;... là nền tảng vững chắc của Đảng ta, không cho phép ai được ngả nghiêng, dao động”.

Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, người cộng sản mẫu mực suốt đời đấu tranh, dâng hiến cả cuộc đời của mình cho lý tưởng và mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, xã hội và giải phóng con người. Có giá trị trong cả thời đại mới về tinh thần quốc tế trong sáng, chống chia rẽ, bất bình đẳng, phân biệt chủng tộc. Bạn bè năm châu khâm phục và coi Người là biểu tượng cao đẹp của những giá trị về tư tưởng, lương tri và phẩm giá làm người, hướng con người tới chân, thiện, mỹ. Giá trị thời đại trong tư tưởng, đạo đức của Người còn được đánh giá cao bởi sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích dân tộc và lợi ích cộng đồng quốc tế, giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, phù hợp với xu thế vận động, phát triển của quan hệ quốc tế hiện đại. Đạo đức và tinh thần quốc tế trong sáng, thủy chung, trước sau như một của Hồ Chí Minh là tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam và nhân loại.

Nhà nghiên cứu Hélène Tourmaire đã khẳng định: "Hình ảnh của Hồ Chí Minh đã hoàn chỉnh với sự kết hợp đức khôn ngoan của Phật, lòng bác ái của Chúa, triết học Mác, thiên tài cách mạng của Lê-nin và tình cảm của người chủ gia tộc, tất cả bao bọc trong một dáng dấp rất tự nhiên”. Tổng thống Chile đã trả lời nhà báo về ba phẩm chất của nhà hoạt động chính trị mà ông muốn có là "Nhất quán, nhân đạo, khiêm tốn cao cả của Hồ Chí Minh”. Giá trị đạo đức Hồ Chí Minh không phải là con số cộng cơ học của những giá trị trên, mà là sự tổng hòa, hội tụ, hòa hợp tự nhiên, sáng tạo vận dụng có lựa chọn phát triển, tất cả để làm giàu trí tuệ và phẩm chất của mình. Đó là một giá trị đạo đức phổ quát mà nhân loại đang nỗ lực xây dựng, phát huy, tôn vinh và học hỏi để nâng tầm thời đại và tiến bộ trong xã hội văn minh hiện đại ngày nay.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét