Dân chủ thực chất sẽ thúc đẩy đoàn kết thực chất. Dân chủ và đoàn kết để đi tới đồng thuận xã hội là nhân tố động lực thúc đẩy phát triển. Nguyên lý này trong thực tiễn đổi mới và phát triển ở nước ta thường được biểu đạt bởi mệnh đề “Ý Đảng - lòng dân - phép nước”. Sự hòa hợp này tạo nên sức mạnh của dân chủ, trở thành động lực của đổi mới, của phát triển, đồng thời dân chủ là mục tiêu của đổi mới, của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Trong quan điểm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đại đoàn kết
toàn dân tộc là “sức mạnh to lớn, vô địch để xây dựng Tổ quốc ta ngày càng
cường thịnh, Nhân dân ta ngày càng hạnh phúc, Đất nước ta ngày càng phát triển,
phồn vinh”(22), là “nguồn sức mạnh và là nhân tố có ý nghĩa quyết
định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp cách mạng Việt Nam”(23).
Để xây dựng và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, Tổng Bí thư chỉ
rõ: “cần phải thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền
làm chủ của nhân dân. Phải thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân
chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở; làm tốt, có hiệu quả phương châm:
“dân biết, dân bàn, dân giám sát, dân thụ hưởng””(24). Đảng phải tạo
ra môi trường lành mạnh, công bằng, bình đẳng; qua đó, giúp cho tất cả đối
tượng có điều kiện, cơ hội phát triển, “không ngừng thúc đẩy sự bình đẳng và
đoàn kết giữa các dân tộc, tôn giáo”(25). Theo đó, thực hành dân chủ
trong Đảng và trong toàn hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở là nền tảng
vững chắc để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị đoàn kết, thống nhất, trở
thành hạt nhân, động lực xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, để phát huy và thực hành dân
chủ một cách mạnh mẽ, thực chất, khối đại đoàn kết toàn dân tộc cần được xây
dựng, củng cố trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân
và đội ngũ trí thức do Đảng lãnh đạo; tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa
nhân dân với Đảng và Nhà nước, tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân
tộc; phát huy mạnh mẽ mọi nguồn lực, mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân để xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng chí khẳng định: “Sức mạnh vô địch của Đảng, Nhà
nước và chế độ ta là ở nhân dân. Mọi công việc lớn hay nhỏ có làm được hay
không đều là do nhân dân, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và sự phối hợp
đồng bộ của cả hệ thống chính trị... Sự ủng hộ, giám sát, giúp đỡ của nhân dân
là cơ sở để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc”(26). Điều đó có
nghĩa là mọi tầng lớp nhân dân có quyền tham gia, giám sát, phản biện tất cả
công việc của Đảng và Nhà nước. Muốn vậy, Tổng Bí thư cho rằng, phải “thực hiện
tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện đầy đủ quyền
làm chủ, tích cực tham gia các hoạt động giám sát chính quyền, bảo đảm chính
quyền thực sự là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”(27). Thực
tiễn đã chứng minh, ở bất cứ quốc gia - dân tộc nào, nếu đảng cầm quyền biết
tôn trọng và phát huy tốt quyền làm chủ của nhân dân, hay nói cách khác là dân
chủ được thực thi, thì ở đó, có sự đồng thuận xã hội cao. Đây chính là biểu
hiện đầy đủ nhất của sự đoàn kết dân tộc, đoàn kết xã hội./.
Mặt khác, để phát huy và thực hành dân chủ rộng rãi trong mọi tầng
lớp nhân dân, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rất coi trọng vai trò của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam - cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân; đại diện, bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh
đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội;
giám sát, phản biện xã hội. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên là nơi
phản ánh tiếng nói của mọi tầng lớp nhân dân; có vị trí, vai trò quan trọng
trong hoạt động của hệ thống chính trị, nhất là trong mối quan hệ giữa Đảng
lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Chính vì thế, trên một tầm nhìn
vĩ mô về quá trình hoàn thiện và thực hành dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam,
Tổng Bí thư nhấn mạnh yêu cầu: “Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã
hội cần phát huy, làm tốt vai trò nòng cốt để nhân dân làm chủ”(28);
“phát huy dân chủ và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, thực hiện thật
tốt các chính sách thuận lòng dân; chăm lo xây dựng, đổi mới mạnh mẽ nội dung,
phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội;
nâng cao hiệu quả giám sát, phản biện xã hội, đổi mới mạnh mẽ phương thức tập
hợp các tầng lớp nhân dân, xây dựng lực lượng nòng cốt ở các lĩnh vực, địa bàn
trọng yếu. Thực hiện tốt quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị và quy
chế dân chủ ở cơ sở; nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác dân vận của các cơ quan
nhà nước; làm tốt chính sách dân tộc, tôn giáo. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn
dân; khơi dậy lòng yêu nước, động viên mọi nguồn lực thực hiện thắng lợi nhiệm
vụ chính trị...”(29).
Có thể nói, quan điểm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về dân
chủ xã hội chủ nghĩa gắn với tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc là sự kế
thừa những tinh hoa trong lịch sử tư tưởng của nhân loại về dân chủ, đoàn kết
dân tộc, đoàn kết xã hội cũng như vai trò của quần chúng nhân dân đối với sự
phát triển xã hội; đồng thời, là sự vận dụng và phát triển lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về các vấn đề này trong điều kiện xây
dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, thực hiện mục tiêu đưa nước ta đến giữa thế
kỷ XXI trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng tiến
bước, sánh vai với các cường quốc năm châu, theo tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí
Minh vĩ đại và ước vọng của toàn dân tộc ta./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét