Lịch sử phát triển của các thể chế chính trị trên thế giới đã cho
thấy, dân chủ là một hình thái tổ chức quyền lực của nhà nước trong lịch sử; do
đó, dân chủ có quan hệ mật thiết, không thể tách rời với nhà nước - xét về mặt
thiết chế, bộ máy.
Trong lịch sử, một khi đã có nhà nước thì dân chủ tất yếu phải
thông qua nhà nước mà bộc lộ ra và được thực hiện. Dân chủ phải được thấm
nhuần, thẩm thấu trong mọi tổ chức cơ cấu quyền lực và hệ thống thể chế nhà
nước cũng như trong môi trường kinh tế - xã hội và các quan hệ xã hội.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra vấn đề mấu chốt của việc
xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đó là dân chủ phải được xây
dựng trên nền tảng của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do
nhân dân, vì nhân dân. Tổng Bí thư đã phân tích về mối quan hệ giữa dân chủ và
nhà nước pháp quyền: “Chúng ta chủ trương không ngừng phát huy dân chủ, xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của nhân dân, do nhân dân và
vì nhân dân... Thông qua thực thi pháp luật, Nhà nước bảo đảm các điều kiện để
nhân dân là chủ thể của quyền lực chính trị, thực hiện chuyên chính với mọi
hành động xâm hại lợi ích của Tổ quốc và nhân dân”(10). Chính
vì vậy, nhiệm vụ trọng tâm trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta
là: “Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thực
hiện dân chủ, tuân thủ các nguyên tắc pháp quyền và phải tạo ra sự chuyển biến
tích cực, hiệu lực, hiệu quả hơn. Xây dựng Nhà nước về cả lập pháp, hành pháp
và tư pháp, gắn với đổi mới hoàn thiện chính quyền các địa phương và Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội theo hướng tinh gọn, hiệu lực,
hiệu quả. Chú trọng hoàn thiện thể chế và tổ chức thực hiện nghiêm pháp luật
theo các nguyên tắc và quy định của Hiến pháp năm 2013”(11). Kế thừa
quan điểm mang tính nguyên tắc đó, Nghị quyết số 27-NQ/TW, ngày 9-11-2022, của
Hội nghị Trung ương 6 khóa XIII “Về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới” (Nghị quyết số
27-NQ/TW) đم đề ra mục tiêu: “Hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh
đạo; có hệ thống pháp luật hoàn thiện, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán;
thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền
con người, quyền công dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, được phân công
rành mạch, phối hợp chặt chẽ, kiểm soát hiệu quả; nền hành chính, tư pháp
chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại; bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, hoạt
động hiệu lực, hiệu quả...”(12).
Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đòi
hỏi phải tăng cường pháp chế, siết chặt kỷ luật, kỷ cương xã hội. Tăng cường
pháp chế và quản lý xã hội bằng pháp luật là nguyên tắc hiến định ở nước ta(13).
Thực hành dân chủ gắn liền với tăng cường pháp chế và bảo đảm kỷ cương xã hội
là sự cần thiết tất yếu để làm cho xã hội trở nên lành mạnh, có trật tự và kỷ
cương, không rơi vào hỗn loạn, tự do, vô chính phủ, góp phần ngăn chặn và đẩy
lùi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Vì vậy, Tổng Bí thư nhiều lần nhấn mạnh,
“phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ cương” (14),
“dân chủ phải đi đôi với kỷ luật, kỷ cương. Một đất nước không có kỷ cương thì
xã hội rối loạn, mất ổn định, như vậy thì đất nước ấy không xây dựng, phát
triển được. Cho nên, dân chủ và kỷ cương phải đi liền với nhau. Dân chủ nhưng
phải kỷ cương và kỷ cương trên cơ sở phát huy dân chủ” (15),
“cần tiếp tục nắm vững và xử lý tốt các mối quan hệ lớn..., đặc
biệt là mối quan hệ mới được bổ sung lần này là mối quan hệ giữa thực
hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội”(16),
“chống các biểu hiện dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức”(17). Quan
điểm này được Nghị quyết số 27-NQ/TW nhấn mạnh: “Phát huy dân chủ đi đôi với
tăng cường pháp chế,... giữ vững kỷ luật, kỷ cương, đấu tranh kiên quyết với
những biểu hiện dân chủ cực đoan, dân chủ hình thức”(18).
Có thể thấy, các bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thể
hiện rõ quan điểm nhìn nhận dân chủ về chính trị trong điều kiện xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chế độ ủy quyền thông qua bầu cử
và các phương thức thực hiện dân chủ, từ dân chủ đại diện đến dân chủ trực
tiếp. Nhân dân là chủ thể rộng lớn nhất của Nhà nước và xã hội.
Nhân dân ủy quyền cho Nhà nước với tư cách người chủ, là chủ thể
gốc của mọi quyền lực, là chủ thể ủy quyền. Nhà nước là chủ thể tiếp nhận và
thực thi sự ủy quyền, dùng quyền lực được nhân dân ủy thác để thực hiện quyền
lực của nhân dân. Nhân dân làm chủ bằng Nhà nước là cốt lõi của chế độ dân chủ
đại diện. Tổng Bí thư nêu rõ, Nhà nước phải thực sự là Nhà nước của nhân dân, do nhân
dân và vì nhân dân, là “cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện
vọng và quyền làm chủ của nhân dân, thay mặt nhân dân quyết định những công
việc hệ trọng của đất nước” (19) và nhấn mạnh: “làm tốt
công tác nhân sự, bảo đảm phát huy dân chủ và sự lãnh đạo tập trung, thống nhất
của Đảng trong công tác cán bộ, cơ bản giới thiệu được những người tiêu biểu về
đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân
dân”(20). Bên cạnh cơ chế dân chủ đại diện, người dân
còn thực hiện quyền làm chủ trực tiếp thông qua bầu cử những người đại diện cho
mình. Tổng Bí thư tin tưởng, việc bầu cử “là cơ hội để nhân dân thực hiện quyền
làm chủ của mình thông qua việc lựa chọn, bầu ra những người tiêu biểu, có đức,
có tài, xứng đáng đại diện cho nhân dân tại Quốc hội và Hội đồng nhân dân các
cấp. Đây cũng là dịp để tiếp tục xây dựng, củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”(21).
Có thể nói, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra những mắt xích
xung yếu để bảo đảm cho một nhà nước dân chủ thực sự phục vụ nhân dân, đó là:
tổ chức của Nhà nước, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, cơ cấu tổ chức của các
cơ quan nhà nước cũng như việc đào tạo, lựa chọn, bố trí cán bộ, công chức vào
các lĩnh vực chuyên môn của quản lý nhà nước... Tất cả mắt xích này cần phải
được luật hóa, thể chế hóa, chế định hóa chặt chẽ, để phòng tránh
sự biến dạng và tha hóa quyền lực, kiểm soát quyền lực đối với các cơ quan nhà
nước và những người làm việc trong các tổ chức, bộ máy công quyền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét