Đấu tranh chống âm
mưu, hoạt động “Diễn biến hòa bình” (DBHB) là "mặt trận" không tiếng
súng, là nhiệm vụ cấp bách trước mắt, vấn đề cơ bản, lâu dài, đòi hỏi hệ thống
giải pháp đồng bộ. Đảng ta nhận thức sâu sắc tác hại to lớn của âm mưu, hoạt
động mà các thế lực thù địch gây ra, đã nghiên cứu kỹ bản chất, âm mưu, hoạt
động DBHB, từ đó, xác định DBHB là một nguy cơ của cách mạng Việt Nam.
Vì vậy, quan điểm của
Đảng về lãnh đạo công tác đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động DBHB là nhất
quán và là nhiệm vụ hàng đầu trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, điều đó được khẳng định trong văn kiện của Đảng qua các
kỳ đại hội, các hội nghị Trung ương (Hội nghị Trung ương 3 - khóa VII; Hội nghị
Trung ương 8 - khóa IX, khóa XI; Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, XII…).
Quán triệt sâu sắc
tinh thần các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác đấu
tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động DBHB, qua các thời kỳ, Đảng bộ tỉnh đã cụ
thể hóa bằng nhiều nghị quyết, chương trình hành động thiết thực.
Trong đó, làm nổi bật
tầm quan trọng và vai trò then chốt của công tác giáo dục chính trị tư tưởng là
yếu tố trọng yếu bồi đắp bản lĩnh chính trị cho từng cán bộ, đảng viên luôn
luôn vững vàng, kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong mọi
tình huống, nhận thức đúng, sâu sắc về DBHB, không bị “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa”.
Theo đó, bên cạnh đổi
mới và nâng cao chất lượng các đợt học tập, quán triệt các nghị quyết của Trung
ương, của Đảng bộ tỉnh, việc đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị được quan tâm
thỏa đáng. Hầu hết cán bộ, đảng viên được chuẩn hóa trình độ lý luận chính trị;
trong từng lĩnh vực công tác, từng nhiệm vụ phân công phải đề cao trách nhiệm
nêu gương. Lấy sự nêu gương và hiệu quả công tác làm thước đo đánh giá
phẩm chất, năng lực, chất lượng hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của mỗi cán bộ,
đảng viên.
Từ đó, cảnh tỉnh và
răn đe đối với các vi phạm, nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm của mỗi
cán bộ, đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp trong rèn luyện phẩm
chất đạo đức và thi hành công vụ, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, tác động rõ nét trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng,
lãng phí; tạo chuyển biến tích cực trong hệ thống chính trị, củng cố niềm tin
của nhân dân đối với Đảng.
Công tác dân vận nhận
được sự quan tâm, tham gia của cả hệ thống chính trị, nâng cao hiệu quả công
tác dân vận chính quyền, tạo được niềm tin, sự đồng thuận của nhân dân trong
thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Nhiều đối tượng từng bị móc nối, kích động
theo các tổ chức phản động đã bị các lực lượng chức năng vô hiệu hóa, đồng
thời, với chính sách nhân đạo, bằng giáo dục, tuyên truyền, vận động, thuyết
phục, chính họ đã sớm nhận thấy sự lầm lỗi.
Mặt khác, trong đấu
tranh phòng, chống âm mưu và hoạt động DBHB không thể tách rời với công tác
củng cố, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
Xây dựng "thế
trận" phòng thủ vững chắc, tỉnh tiếp tục thực hiện tốt các chiến lược của
Đảng về quốc phòng; kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế; xây
dựng và thực hiện có hiệu quả các đề án xây dựng khu vực phòng thủ, phòng thủ
dân sự; đảm bảo nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu. Các lực lượng chức
năng luôn nắm chắc tình hình, chủ động phòng ngừa, không để phát sinh hoạt động
chống phá, kích động biểu tình, gây rối an ninh trật tự trên địa bàn.
Bên cạnh đó, chú trọng
đảm bảo an ninh trong các khu, cụm công nghiệp, lực lượng công an, chính quyền
địa phương luôn làm tốt công tác vận động, tuyên truyền, ngăn chặn và làm giảm
kịp thời những vụ việc phức tạp tiềm ẩn, phát sinh.
Tuy xảy ra một số vụ
đình công về chế độ chính sách, nhưng chưa phát hiện sự móc nối, kích động của
các tổ chức nước ngoài vào công nhân. Công tác giải quyết khiếu nại tố cáo được
làm tốt, Ban Tiếp công dân của tỉnh đã giải quyết thành công nhiều vụ khiếu
kiện không để kéo dài hoặc vượt cấp…
Thực hiện tốt công tác
phòng ngừa, đấu tranh, trấn áp tội phạm và vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội;
phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” được quan tâm chỉ đạo, phát triển
sâu rộng.
Đối với vùng đồng bào
dân tộc thiểu số, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các già làng,
trưởng bản, người có uy tín luôn đề cao bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống và
nhận thức rõ trách nhiệm với quê hương, đất nước, không để bị kẻ xấu lợi dụng.
Đặc biệt, tỉnh quan
tâm, tạo mọi điều kiện để giáo dân, phật tử tự do hoạt động tôn giáo hướng
thiện, nêu cao tinh thần “sống tốt đời đẹp đạo”, “sống phúc âm trong lòng dân
tộc”, “sống từ bi hỉ xả” vì hạnh phúc, ấm no của mỗi nhà và sự trường tồn của
dân tộc.
Cùng với đó, tỉnh cũng
đề cao, tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế
hệ trẻ, khuyến khích năng lực sáng tạo đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới của
quê hương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét