Thứ Ba, 7 tháng 3, 2023

Giải pháp chủ yếu phòng tránh bạo lực gia đình

 

Ngày nay, khi chúng ta đang chung tay xây dựng xã hội văn minh tiến bộ, gia đình hạnh phúc nhưng tình trạng bạo lực gia đình vẫn còn tồn tại và diễn ra phức tạp dưới nhiều hình thức, do đó chúng ta cần phải đấu tranh để hạn chế và từng bước xóa bỏ nó trong đời sống xã hội.

Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là: “hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” (Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007).

- Thứ nhất: Tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức tiến tới chuyển đổi hành vi của các tầng lớp nhân dân về bạo lực gia đình.

- Thứ hai: phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình; vai trò của họ hàng. Duy trì sự ổn định, đoàn kết và êm ấm trong gia đình; làm tốt công tác hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình.

-  Thứ ba: đẩy mạnh thực hiện phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nếp sống văn minh; cần quan tâm xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá trong đó đưa tiêu chí không có bạo lực gia đình, không lạm dụng rượu bia, không có tệ nạn cờ bạc, ma tuý để công nhận gia đình văn hóa.

-  Thứ tư: phải xử lý nghiêm người có hành vi bạo lực gia đình theo đúng quy định của Nghị định số 110/2009/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình.

- Thứ năm: thực hiện việc lồng ghép chương trình phòng chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới trong chương trình kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của các cấp, các ngành.

Việc phòng chống bạo lực gia đình, bảo vệ người phụ nữ không phải là chuyện một sớm một chiều có thể giải quyết ngay được. Nó đòi hỏi phải có thời gian, mà điều tiên quyết là phải nâng cao dân trí, tích cực tuyên truyền đi đôi với việc thực hiện bình đẳng giới, thi hành luật và các chế tài nghiêm minh. Phòng chống bạo lực gia đình không phải là việc của một cá nhân hay một tổ chức độc lập mà là công việc chung, cần có sự kết hợp đồng bộ, sự phối hợp của các cơ quan hữu quan và cả hệ thống chính trị, cả xã hội vào cuộc mới mang lại hiệu quả thiết thực nhằm xây dựng xã hội văn minh tiến bộ, gia đình hạnh phúc./.

          

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét