Trong thời đại ngày nay
phát triển kinh tế - xã hội gắn với tăng cường, củng cố quốc phòng an ninh đã trở thành quy luật phổ biến của mỗi quốc
gia, dân tộc. Ở nước ta, sự kết hợp phát
triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng an ninh đã có lịch sử
lâu dài. Các triều đại phong kiến Việt Nam luôn lấy lợi ích quốc gia dân tộc
làm trọng, đề ra kế sách giữ nước như: Thực hiện “khoan thư sức dân làm
kế sâu rễ bền gốc, chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc để yên dân mà vẹn
đất; kế sách: “ngụ binh ư nông”, “động vi binh, tĩnh vi dân” để vừa phát triển
kinh tế, vừa tăng cường sức mạnh quốc phòng bảo vệ Tổ quốc; chính sách “khai hoang lập ấp” ở những nơi xung
yếu để “phục binh sẵn, phá thế giặc dữ” từ xa; phát triển nghề thủ công; chăm
lo mở mang đường sá, đào sông ngòi, kênh rạch, xây đắp đê điều để vừa phát
triển kinh tế, vừa sản xuất ra các vũ khí, phương tiện phục vụ cho toàn dân
đánh giặc; thế trận đánh giặc, cơ động lực lượng trong chiến tranh bảo vệ Tổ
quốc.
Đảng
Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo cách mạng cũng đã thực hiện sự kết hợp
phát triển kinh tế xã hội với tăng cường, củng cố quốc phòng an
ninh một cách nhất quán bằng những chủ trương sáng tạo, phù hợp với từng thời
kì của cách mạng. Trong cuộc kháng chiến Đảng ta đề ra chủ trương “Vừa kháng
chiến, vừa kiến quốc”, “Vừa chiến đấu, vừa tăng gia sản xuất, thực hành tiết
kiệm”; “đồng ruộng là chiến trường, cuốc cày là vũ khí, nhà nông là chiến
sỹ”... Từ năm 1986 đến nay, với tư duy mới về kinh tế và quốc phòng, an ninh,
việc kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an
ninh trên phạm vi cả nước cũng như từng địa phương, bộ, ban ngành có bước
chuyển biến cả trong nhận thức và tổ chức thực hiện, đã thu được nhiều kết quả
quan trọng.
Trong triển khai các chính sách hội nhập quốc tế, Đảng và
Nhà nước chủ động đưa nền kinh tế mà Việt Nam xây dựng trở thành một bộ phận
hữu cơ của nền kinh tế thế giới, gắn kết chặt chẽ với các nền kinh tế trên thế
giới, tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực chung của thế giới để phát triển; tăng
cường gắn bó lợi ích kinh tế, quan hệ ngoại giao, tạo điều kiện tăng cường vũ
khí, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ quốc phòng, an ninh hiện đại và đào tạo
nhân lực, phục vụ hiện đại hóa các lực lượng vũ trang.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét