Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Thấm nhuần lời dạy
của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Ngoài lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân, Đảng ta
không có lợi ích gì khác”, với tư cách là “đại biểu trung thành lợi ích của
giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam”, trước sau như
một, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn tuyệt đối trung thành và làm hết sức mình để
bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân
dân; đồng thời không ngừng củng cố và nâng cao sức mạnh, vị thế, uy tín của đất
nước Việt Nam trên trường quốc tế.
Lịch sử 93 năm qua
đã chứng minh, từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn phấn đấu rèn
luyện để xứng đáng là đội tiên phong, đại biểu trung thành của giai cấp công
nhân, nhân dân lao động, của dân tộc Việt Nam. Khái niệm đảng cầm quyền với
đảng lãnh đạo chính quyền của Ðảng Cộng sản Việt Nam là sự thống nhất biện
chứng.
Bởi lẽ, sự tồn tại
và phát triển của Ðảng là tiền đề, điều kiện cho sự tồn tại, hoạt động của Nhà
nước và Nhà nước là một phương thức hoạt động của Ðảng, là đối tượng lãnh đạo
của Ðảng. Khi Ðảng Cộng sản Việt Nam trở thành đảng duy nhất cầm quyền thì “mỗi
đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm
liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Ðảng ta thật trong sạch, phải xứng
đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.
Thành tựu to lớn,
có ý nghĩa lịch sử mà đất nước ta đạt được sau 37 năm thực hiện đường lối đổi
mới của Đảng được thể hiện toàn diện trên các lĩnh vực. Kinh tế ra khỏi khủng
hoảng và tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát
triển kinh tế thị trường định hướng XHCN được đẩy mạnh. Từ một đất nước nghèo
nàn, có cơ sở vật chất-kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội (KT-XH) lạc
hậu, trình độ thấp, đến nay Việt Nam đã vươn lên trở thành nước đang phát
triển, có thu nhập trung bình; văn hóa, xã hội tiếp tục phát triển; đời sống
vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; khối đại đoàn kết toàn
dân tộc không ngừng được củng cố, tăng cường; chính trị, xã hội ổn định, quốc
phòng, an ninh và độc lập, chủ quyền được giữ vững; vị thế và uy tín của đất
nước ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Việt Nam đứng trong
top 40 nền kinh tế có quy mô GDP lớn nhất thế giới, top 16 nền kinh tế mới nổi
thành công nhất. Tính đến năm 2022, quy mô nền kinh tế ước đạt gần 400 tỷ USD;
thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 4.000USD; quy mô thương mại khoảng 750 tỷ
USD, thuộc nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại quốc tế. Việt Nam là nơi
hội tụ của hàng vạn nhà đầu tư đến từ 140 quốc gia, vùng lãnh thổ, với gần
35.000 dự án FDI đang hoạt động có tổng vốn đầu tư gần 430 tỷ USD. Không chỉ
vậy, Việt Nam thuộc nhóm nước đạt mức cao chỉ số phát triển con người (HDI).
Năm 2020, tỷ lệ
nghèo đa chiều theo chuẩn quốc tế giảm còn 4,8% (so với 9,9% năm 2016). Việt
Nam đã hoàn thành trước thời hạn nhiều Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ
MDG-2015 và đang nỗ lực thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững SDG-2030 của
Liên hợp quốc. Nhiều quốc gia trên thế giới coi Việt Nam là một hình mẫu đáng
tham khảo, học hỏi kinh nghiệm về việc giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa
phát triển kinh tế với bảo đảm công bằng, tiến bộ xã hội. Với những nỗ lực
không mệt mỏi năm 2022, chúng ta đạt và vượt 13 chỉ tiêu, 1 chỉ tiêu xấp xỉ đạt
trong 15 chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
Vai trò lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với giai cấp, dân tộc và xã hội được xây dựng
trên nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh lãnh đạo của Đảng, đồng bộ (hệ thống các văn
bản pháp luật) và đồng thuận (điều lệ, quy định) của các tổ chức có liên quan,
không phải do Điều lệ Đảng “cố tình” quy định hay xếp đặt. Đây là một yếu tố
quan trọng, bảo đảm tính chính danh đầy đủ được quy định tại Điều 4 Hiến pháp
năm 2013.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét