Những năm qua, các thế
lực thù địch, cơ hội chính trị vẫn cho rằng Đảng và Nhà nước Việt Nam chỉ đổi
mới kinh tế mà không đổi mới chính trị. Âm mưu, thủ đoạn của họ là thúc đẩy đổi
mới chính trị để xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam.
Sự thật là thế nào? Đảng
đã kết hợp ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới hệ thống chính trị. Quan
điểm của Đảng là lấy nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm và từ thành tựu
kinh tế mà từng bước đổi mới hệ thống chính trị. Chính trị là lĩnh vực nhạy
cảm, phải đổi mới từng bước, thận trọng, vững chắc, không vội vàng khi chưa có
đủ điều kiện cần thiết. Đổi mới hệ thống chính trị trong suốt quá trình đổi mới
và hiện nay tập trung vào những nội dung nổi bật.
Một là, xây dựng, hoàn
thiện Nhà nước pháp quyền XHCN với những đặc trưng cơ bản, hoàn thiện
hệ thống pháp luật, thể chế; Nhà nước quản lý xã hội, đất nước, nền kinh tế chủ
yếu bằng pháp luật; Nhà nước pháp quyền là một trong 8 đặc trưng của mô
hình CNXH Việt Nam.
Hai là, thực hiện chiến
lược đại đoàn kết toàn dân tộc trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức
chính trị-xã hội; phát huy dân chủ XHCN, tập hợp, đoàn kết rộng rãi mọi
giai cấp, tầng lớp, dân tộc, tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vì
lợi ích quốc gia, dân tộc và hạnh phúc của nhân dân.
Ba là, tăng cường xây
dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu
của Đảng; xây dựng Đảng kết hợp chặt chẽ với xây dựng, hoàn thiện hệ thống
chính trị, kết hợp đúng đắn xây dựng và chỉnh đốn Đảng, xây dựng và bảo vệ
Đảng, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng.
Thực hiện và bảo vệ 3
vấn đề cốt lõi nêu trên là phát huy tính ưu việt của chế độ và bảo đảm cho đất
nước phát triển nhanh, bền vững về kinh tế-xã hội, vị thế chính trị, văn hóa,
con người, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và hội nhập quốc tế. Vấn đề bảo đảm
an ninh phi truyền thống, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường,
phòng, chống thiên tại, dịch bệnh, nhất là kiểm soát đại dịch Covid-19 có ý
nghĩa đặc biệt đối với cuộc sống người dân, không thể xem nhẹ.
Sự lãnh đạo, cầm quyền
của Đảng thông qua việc hoàn thiện, bổ sung Cương lĩnh, đường lối và bảo vệ giá
trị khoa học, tính hiện thực của đường lối. Đại hội XIII của Đảng đã cụ thể hóa
12 định hướng chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ 2021-2030. Để thực
hiện được các định hướng đó cần tiếp tục nắm vững và xử lý tốt các mối quan hệ
lớn: Giữa ổn định, đổi mới và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính
trị; giữa tuân theo các quy luật thị trường và bảo đảm định hướng XHCN;
giữa phát triển lực lượng sản xuất và xây dựng, hoàn thiện từng bước quan hệ
sản xuất XHCN; giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; giữa tăng trưởng kinh
tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ môi
trường; giữa xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN; giữa độc lập, tự
chủ và hội nhập quốc tế; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm
chủ; giữa thực hành dân chủ và tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội.
“Đó là những mối quan hệ lớn, phản ánh các quy luật mang tính biện chứng, những
vấn đề lý luận cốt lõi về đường lối đổi mới của Đảng ta cần tiếp tục được bổ
sung, hoàn thiện và phát triển phù hợp với thay đổi của thực tiễn; đòi hỏi
chúng ta phải nhận thức đúng và đầy đủ, quán triệt sâu sắc và thực hiện thật
tốt, có hiệu quả”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét