Năm 1973, trên bàn đàm phán tại Paris nhằm mang lại hòa bình và sự thống nhất đất nước cho Việt Nam, Lê Đức Thọ đã có một màn chạm trán với Kissinger. Vào thời điểm đó, cả hai bên đều muốn chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam. Người Việt muốn người Mỹ chấm dứt các hành động gây chiến tại Việt Nam để có thể thống nhất đất nước trong khi người Mỹ muốn mang vinh quang trở về. Những mong muốn đó đặt nặng lên vai hai nhà ngoại giao ở hai đầu chiến tuyến. Cuộc đàm phán đã khiến chính khách trên toàn thế giới phải thốt lên rằng “Trời đã sinh ra Kissinger sao còn sinh ra Lê Đức Thọ”.
Tháng 8 năm 1973, Ủy Ban Nobel Hòa Bình đã công bố danh tính của hai cá nhân nhận chung giải là nhà ngoại giao Lê Đức Thọ và ngoại trưởng Henry Kissinger. Họ được chọn vì những nỗ lực trong việc đàm phán Hiệp định Paris về Việt Nam nhằm kết thúc cuộc chiến tranh vô nghĩa tại Việt Nam. Những người phản đối chiến tranh Mỹ gây ra tại Việt Nam đã phản đối việc trao giải cho ông Kissinger bởi ông ta đóng vai trò là người gây chiến. Hai thành viên của Ủy ban Nobel đã từ chức nhằm phản đối việc trao giải chung này.
Vào ngày đó, chỉ có Henry Kissinger bước lên nhận giải thưởng. Nhà cách mạng tài năng, lỗi lạc của nước ta đã từ chối giải thưởng bởi hòa bình vẫn chưa lập lại tại Việt Nam và Hiệp Định Paris 1973 đã bị vi phạm nghiêm trọng bởi chính quyền Mỹ và bè lũ tay sai. Nói về việc từ chối giải thưởng danh giá này, ông Lê Đức Thọ đã chỉ rõ việc Mỹ là phía đã thực hiện hành vi xâm lược đất nước ta hơn 20 năm. Và việc Ủy ban Giải đặt NGANG bằng kẻ xâm lược và người bị xâm lược, giữa kẻ gây chiến tranh và người làm hòa bình là phi lý và không thể chấp nhận được.
Mặc dù nhà cố vấn Lê Đức Thọ đã từ chối nhận giải nhưng lịch sử giải Nobel vẫn ghi nhận ông là người Việt Nam duy nhất đoạt giải Nobel Hòa bình bởi những nỗ lực đem lại hòa bình cho đất nước. Ông cũng là người Châu Á đầu tiên vinh danh ở giải thưởng này./.
Yêu nước ST.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét