Một trong những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị đó là: “Duy ý chí, áp đặt, bảo thủ, chỉ làm theo ý mình; không chịu học tập, lắng nghe, tiếp thu ý kiến hợp lý của người khác”. Về bản chất, duy ý chí là tuyệt đối hóa vai trò của ý chí con người trong cải tạo thực tiễn mà bỏ qua, ít tính đến điều kiện thực tiễn, coi thường hoặc thoát ly quy luật khách quan. Biểu hiện phổ biến của chủ quan duy ý chí là lối suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng vội, đốt cháy giai đoạn, bắt thực tiễn chạy theo ý chí chủ quan của con người, bất chấp quy luật khách quan. Chính căn bệnh chủ quan, duy ý chí đã dẫn đến việc tạo ra chế độ hành chính mệnh lệnh, cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp. Và ngược lại, chế độ hành chính mệnh lệnh, cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp lại trở thành điều kiện thuận lợi thúc đẩy cho chủ nghĩa chủ quan, duy ý chí phát triển.
Cán bộ, đảng viên khi mắc phải căn bệnh chủ quan, duy ý chí sẽ dẫn
đến đề ra các chủ trương, quyết sách lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành xã
hội xa rời thực tiễn; đường lối, chủ trương, quyết sách không phản ánh lợi ích
của tập thể, không thể hiện được ý chí của quần chúng nhân dân mà chỉ là lợi
ích, ý chí của một bộ phận, một nhóm người nào đó. Mặt khác căn bệnh chủ quan,
duy ý chí sẽ khiến con người ta tuyệt đối hóa vai trò cá nhân, biện pháp mệnh
lệnh hành chính, hành động bất chấp quy luật khách quan. Cán bộ, đảng viên, đặc
biệt là những người có chức, có quyền mắc bệnh chủ quan, duy ý chí sẽ dẫn tới
tình trạng lạm dụng chức quyền, mất dân chủ, thờ ơ với tâm tư, nguyện vọng của
quần chúng... Những hệ lụy tiêu cực từ căn bệnh chủ quan, duy ý chí đối với đời
sống kinh tế-xã hội là hết sức khó lường. Người mắc bệnh chủ quan, duy ý chí
giữ chức vụ càng cao, vị trí càng quan trọng thì ảnh hưởng càng lớn, hậu quả
càng nặng nề. Căn bệnh này nếu không được phát hiện, sửa chữa có thể dẫn đến
khủng hoảng và thất bại; nếu được phát hiện và sửa chữa cũng sẽ trả giá cho
những tổn thất, làm chậm tốc độ phát triển của xã hội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét