Bệnh duy ý chí bộc lộ dưới rất nhiều khía cạnh mà không phải ai cũng dễ phát hiện, nhưng thực ra lại không khó để nhận diện. Đó là khi đánh giá tình hình thường chỉ dựa vào một nhóm người có quyền quyết định mà không nghiên cứu kỹ lưỡng tình hình thực tế, nên đã ban hành những quyết sách không phù hợp. Cũng từ quan niệm “tân quan, tân chính sách”, nhiều cán bộ thời gian đầu mới giữ cương vị lãnh đạo luôn tỏ ra sốt sắng, lo lắng cho việc chung, muốn sớm tạo ra dấu ấn của riêng mình, vì thế đã đưa ra các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án với những mục tiêu “khả quan, xán lạn”, vẽ ra các con số đẹp nhưng không khả thi, thậm chí lợi bất cập hại. Điều đáng cảnh báo hơn là nhiều khi bệnh duy ý chí không hẳn xuất phát từ tư duy ấu trĩ, nhận thức non nớt, tư tưởng nóng vội, mà nó còn xuất phát từ lợi ích nhóm rất tinh vi. Lợi dụng nhân danh tập thể để ban hành cơ chế, chính sách có lợi cho nhóm thiểu số cá nhân người có chức có quyền, song lại gây ra bao hệ lụy, thậm chí để lại hậu quả khôn lường về KT-XH cho địa phương, đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét