Hiện nay, tệ nạn mê tín dị đoan và lễ hội phản cảm đã trở thành lực cản
không nhỏ với cuộc đấu tranh bài trừ tệ nạn mê tín dị đoan và lễ hội phản cảm
là một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trực tiếp tham gia, hoặc gián tiếp
bao che, dung túng cho tệ nạn này.
Xã hội ngày càng tiến bộ, đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân ngày càng được nâng cao, nhưng tệ nạn mê tín dị đoan lại có chiều
hướng gia tăng, lan rộng. Tuy chưa phải là nguy cơ trực tiếp đe dọa đến sự tồn
vong của Đảng, của chế độ, nhưng mê tín dị đoan ảnh hưởng tiêu cực đối với
nhiều lĩnh vực xã hội, từ tư tưởng, chính trị, đạo đức đến kinh tế, đời sống.
Tệ nạn mê tín dị đoan đã gây ra những thiệt hại lớn và hậu quả xấu cả về sức
khỏe, thời gian, tiền bạc, tính mạng cho cá nhân, gia đình và cộng đồng xã
hội.
Đặc biệt, khi mà các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội
chính trị phản động lợi dụng mê tín dị đoan để chống phá thì nó còn gây ra
những rối ren về an ninh trật tự, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tinh thần xã
hội, đến tư tưởng, tình cảm của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tình trạng một
bộ phận cán bộ, đảng viên tham gia vào các hoạt động mê tín dị đoan và các lễ
hội phản cảm là biểu hiện cụ thể về suy thoái đạo đức, lối sống, gây bức xúc
trong dư luận, làm suy giảm sức chiến đấu và uy tín lãnh đạo của Đảng trong
nhân dân, trở thành một lực cản không nhỏ cho cuộc đấu tranh bài trừ tệ nạn này
trong xã hội. Do vậy, trước hết
phải ngăn chặn mê tín dị đoan trong cán bộ, đảng viên và xây dựng một
nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, một đời sống tinh thần phong
phú, lành mạnh, văn minh. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, đội ngũ cán bộ, đảng
viên, công chức cũng phải là những người đi đầu trong việc quán triệt, triển
khai những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo đảm quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo của người dân và những giải pháp đấu tranh ngăn chặn, đẩy
lùi tệ nạn mê tín dị đoan./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét