Mỗi khi Việt Nam diễn ra những sự kiện chính trị trọng đại: Đại hội Đảng, chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội, sửa đổi Hiến pháp, ban hành, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước và quân đội…, bằng nhiều hình thức, phương tiện khác nhau, không ít cá nhân, tổ chức thù địch lại hợp xướng “bài ca muôn thuở” - đồng loạt tung ra những luận điệu cũ rích đòi Việt Nam thực hiện đa nguyên, đa đảng, đòi bỏ Điều 4, Hiến pháp năm 2013, đòi “phi chính trị hóa” quân đội... Các thế lực thù địch xảo biện và xuyên tạc rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và tổ chức, lãnh đạo quân đội là do nhu cầu lịch sử của công cuộc giải phóng dân tộc, nhưng hiện nay Việt Nam đã hoàn toàn được giải phóng và thống nhất đất nước, Đảng đã “hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình” và không cần sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội(?!). Họ cho rằng, hiện nay, quyền lãnh đạo đất nước cần phải chia sẻ cho các lực lượng khác bằng cách thực hiện đa đảng hoặc trao cho cái gọi là “lực lượng dân chủ cấp tiến”; rằng, quân đội phải “trung lập”, quân đội phải “đứng ngoài chính trị”(?!).
Bản chất của luận điệu này là muốn tách
quân đội khỏi sự lãnh đạo của Đảng, tiến tới vô hiệu hóa vai trò lãnh đạo của
Đảng đối với quân đội, làm cho quân đội “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, mất
phương hướng, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, suy yếu về chính trị, tiến tới bị
vô hiệu hóa. Chúng muốn làm biến chất một đội quân vốn từ nhân dân mà ra, vì
nhân dân mà chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Đảng, trở thành một đội quân đi
ngược lại lợi ích của Đảng, của nhân dân, từ đó dễ bề làm chuyển hóa chế độ xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Không chỉ những phần
tử chống đối lưu vong, mà hiện nay, một số phần tử cơ hội, bất mãn ở trong nước
cũng ráo riết chống phá. Trên các trang mạng xã hội, chúng thường xuyên vu
khống, xuyên tạc bản chất, vai trò, chức năng của quân đội, nhằm phủ nhận vai
trò lãnh đạo và tách sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội.
Bài học đắt giá, nếu đảng cộng sản buông lỏng lãnh đạo đối với quân đội,
thì cách mạng đứng trước nguy cơ thất bại. Sự khủng hoảng và sụp đổ của Liên Xô
và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, sự tan rã, mất phương hướng của quân đội
các nước này ở cuối thập niên 80, đầu thập niên 90 của thế kỷ XX do nhiều
nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân từ việc buông lỏng và tiến tới thủ tiêu
nguyên tắc lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với quân đội (trước đó, trong một thời
gian dài, quân đội Liên Xô bỏ hệ thống tổ chức đảng từ toàn quân đến cơ sở). Đó
chính là sai lầm trầm trọng mà Đảng Cộng sản Liên Xô đã mắc phải trong lãnh đạo
quân đội. Điều đó càng đặt ra yêu cầu trong việc quán triệt, thực hiện nhiệm vụ
của cách mạng Việt Nam là phải giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối
với lực lượng vũ trang, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ
chức đảng trong quân đội.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét