Thứ Tư, 1 tháng 3, 2023
Những biểu hiện bác bỏ công tác bảo tồn nền văn hóa ở nước ta
Một là, đánh phá nền tảng tư tưởng, xuyên tạc quá khứ, bôi đen lãnh đạo để phá rã niềm tin của quần chúng vào Đảng và chế độ, làm cho toàn xã hội hỗn loạn về lý luận và tư tưởng, mất định hướng chính trị, tạo thế đứng cho các lực lượng phản động trong nước, gây áp lực chính trị của quần chúng đòi thay đổi chế độ xã hội chủ nghĩa. Hai là, với chiến thuật “mưa dầm thấm lâu”, bằng những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, với những luận điểm mị dân, lừa bịp, dễ làm cho chúng ta mất cảnh giác, dễ bị cám dỗ, mất phương hướng chính trị, không phân biệt đúng sai, thật giả, tạo ra “khoảng trống” về chính trị, tinh thần để dễ dàng truyền bá các quan điểm tư sản và đánh thẳng vào nội bộ ta, gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động kích động lật đổ và bạo loạn chính trị. Ba là, với nhiều thủ đoạn khác nhau, chúng làm mê muội con người, đặc biệt là thế hệ trẻ bằng các loại văn hóa phẩm độc hại, cổ xúy lối sống hưởng lạc, thực dụng, quên quá khứ, bàng quan chính trị, xa rời lý tưởng; tạo ra được một tầng lớp đông đảo “phi chính trị hóa”, để khi có điều kiện thì tập hợp lực lượng xấu, gây áp lực chính trị, dùng bạo loạn lật đổ và cướp chính quyền. Bốn là, mua chuộc cán bộ, chuyển hóa tư tưởng, cài cắm người vào các tổ chức của ta, móc nối với các phần tử bất mãn, cơ hội chính trị để chống phá Đảng và Nhà nước ta. Năm là, với hình thức tung tin đồn nhảm, tạo dư luận và áp lực xã hội, dưới chiêu bài “chống tham nhũng”, “bảo vệ tự do”, “dân chủ”, “nhân quyền”, chúng đưa ra những lời hứa mị dân để gây tâm trạng mơ hồ, mất cảnh giác, cả tin của một số người; từ đó cô lập các lực lượng cách mạng trung kiên, phân hóa những người dao động, thiếu chính kiến, thiếu thông tin; lôi kéo, kích động những người có tâm trạng bất mãn, những lực lượng xấu trong xã hội để gây bạo loạn lật đổ chính quyền.
Đảng ta xác định, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là chống sự “xâm lăng văn hóa” là hoàn toàn đúng đắn, khách quan, kế thừa truyền thống của tổ tiên (văn hóa còn thì dân tộc còn), đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân, phù hợp với xu thế của thời đại. Điều đó khẳng định, chúng ta không hề bảo thủ, khép kín, chống lại tinh hoa văn hóa nhân loại, càng không coi đó là công cụ để củng cố, bảo vệ “chế độ độc tài” như các thế lực thù địch, phản động xuyên tạc.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét