Tình hình trên cho
thấy, cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm
sai trái thù địch trong thời đại công nghệ số hiện nay là rất khó khăn, phức
tạp. Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình
hình mới” được hình thành trên cơ sở tổng kết thực tiễn gần 30 năm thực hiện
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam. Nghị
quyết số 35-NQ/TW nêu rõ, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là bảo vệ Ðảng,
Cương lĩnh chính trị, đường lối của Ðảng; bảo vệ nhân dân, Nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam; bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
và hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ gìn môi trường hòa
bình, ổn định để phát triển đất nước. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là nội
dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Ðảng; là nhiệm
vụ quan trọng hàng đầu của toàn Ðảng, toàn quân, toàn dân, trong đó lực lượng
tuyên giáo các cấp là nòng cốt; là công việc tự giác, thường xuyên của cấp ủy,
tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể chính trị - xã
hội các cấp, của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, của cán bộ, đảng viên, trước
hết là người đứng đầu.
Đẩy mạnh đấu tranh làm
thất bại mọi âm mưu và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động
và cơ hội chính trị là một trong những nội dung trong 12 định hướng phát triển
đất nước giai đoạn 2021-2030 được Đảng ta xác định trong Văn kiện Đại hội XIII.
Việc tăng cường, đẩy mạnh các biện pháp đấu tranh chống các luận điệu sai trái,
xuyên tạc không chỉ nhằm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ chế độ và sự
ổn định của đất nước mà còn nhằm bảo vệ uy tín, hình ảnh Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập.
Thực tế, những quan
điểm thù địch, xuyên tạc bản chất của Nhà nước Việt Nam XHCN hướng tới mục tiêu
làm thay đổi bản chất dân chủ của Nhà nước, xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng đối với
Nhà nước nhằm làm chệch hướng. Bên cạnh các quy định của pháp luật, các biện
pháp quản lý không gian mạng từ cơ quan có thẩm quyền thì vai trò của dư luận
xã hội trong việc định hướng và điều chỉnh hành vi đạo đức của con người thông
qua cơ chế giám sát cũng hết sức cần thiết. Cần nâng cao bản lĩnh, năng lực dự
báo, định hướng, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất để phát huy sức mạnh
tổng hợp của cả hệ thống chính trị, nhất là sức mạnh tổng hợp của các “binh
chủng” công tác tư tưởng để thực hiện thắng lợi đồng thời cả hai mục tiêu: Bảo
vệ, phát triển, vận dụng sáng tạo nền tảng tư tưởng và đấu tranh phản bác các
quan điểm sai trái, thù địch. Đẩy mạnh giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao
trách nhiệm của người sử dụng mạng internet, nâng cao khả năng nhận thức và
năng lực tự sàng lọc thông tin của người dân và cộng đồng, hình thành thói quen
hành xử tích cực trên môi trường mạng. Đây là giải pháp có ý nghĩa then chốt và
lâu dài để mỗi người dân trở thành bộ lọc thông tin hiệu quả cho chính mình và
cộng đồng. Mỗi người khi sử dụng mạng internet cần đề cao cảnh giác, tỉnh táo
nhận diện rõ âm mưu, bản chất của các thế lực thù địch để không tin, không bị
lôi kéo, dẫn dắt trước các thông tin xấu, độc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét