Việc tồn tại một đảng, lưỡng đảng hay đa
đảng ở từng nước là do những điều kiện lịch sử cụ thể lựa chọn, không có khuôn
mẫu chung cho tất cả các nước. Trong các văn kiện chính trị - pháp lý ở Việt
Nam, Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội là vấn đề có tính nguyên tắc, được khẳng
định một cách nhất quán, rõ ràng. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định: “Đảng
Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Thực tế,
Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo xứng đáng và tin cậy của dân tộc
và nhân dân; nhân dân trao cho Đảng sứ mệnh lãnh đạo đất nước, dẫn dắt dân tộc
Việt Nam tiến bước cùng thời đại, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là sự thật
hiển nhiên, đã được khẳng định từ lý luận và thực tiễn.
Xét về phương diện lý luận, vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với Nhà nước và xã hội là tất yếu, khách
quan. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác -
Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam. Đây là một bước
ngoặt lịch sử trọng đại, chấm dứt cuộc khủng hoảng kéo dài về tổ chức và đường lối
của cách mạng Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chứng tỏ rằng giai cấp
vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng. Đảng Cộng sản Việt Nam
ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công
nhân và phong trào yêu nước.
Hai là, nhìn nhận từ cơ sở chính trị,
pháp lý, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội là chính danh, hợp
hiến và hợp pháp. Các bản Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1980, năm
1992 và năm 2013 đều có 1 điều quy định, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng
lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Điều này phù hợp với xu hướng chung của thế giới
hiện nay, không phải là cá biệt. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam
là Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam”.
Điều lệ Đảng quy định: “Đảng Cộng sản
Việt Nam là Đảng cầm quyền… Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một
bộ phận của hệ thống ấy”. Như vậy, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước
và xã hội được xây dựng trên cơ sở pháp lý đồng bộ (hệ thống các văn bản pháp
luật) và đồng thuận (điều lệ, quy định) của các tổ chức có liên quan, không
phải do Cương lĩnh, Điều lệ Đảng “đơn phương” quy định. Đây là một yếu tố quan
trọng bảo đảm tính chính danh đầy đủ được quy định tại Hiến pháp và Điều lệ
Đảng, điều lệ các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp về
mối quan hệ của Đảng với các tổ chức khác ở Việt Nam.
Trên phương diện lịch sử, thực tiễn, vai
trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình lịch sử dân tộc đưa
đến những thành tựu mang tính bước ngoặt của lịch sử. Từ khi ra đời cho đến
nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành các cuộc đấu
tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và
giành được những thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách
thống trị của thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đưa
dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; thắng lợi trong các cuộc kháng chiến
chống xâm lược, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ quốc tế,
đưa cả nước bước vào thời kỳ đổi mới, đi lên CNXH.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong công
cuộc đổi mới, đất nước đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát
triển toàn diện, bền vững so với trước đây. Đến nay, quy mô kinh tế được nâng
lên, vượt qua 400 tỷ USD/năm; đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần
được cải thiện rõ rệt, đạt trên 4.000USD/người/năm; văn hóa, xã hội phát triển,
quốc phòng, an ninh giữ vững, đối ngoại mở rộng... Tất cả những điều đó được
khái quát như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định “Đất nước ta chưa bao giờ
có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay”.
Không thể phủ nhận, trong lãnh đạo, Đảng
có lúc phạm sai lầm, khuyết điểm. Đảng đã nghiêm túc phê bình, tự phê bình, sửa
chữa khuyết điểm trên tinh thần “tự soi, tự sửa”, tự đổi mới, chỉnh đốn để tiếp
tục nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng. Trong quá
trình phát triển, cũng như ở các quốc gia đa đảng, không tránh khỏi những tồn
tại, hạn chế, nhất là vấn đề tham nhũng, tiêu cực, suy thoái nhưng vấn đề quan
trọng là Đảng luôn nhìn thẳng vào sự thật để chỉnh đốn, để xây dựng Đảng ngày
càng vững mạnh.
Thế nhưng, các thế lực thù địch, cơ hội chính
trị lại cố tình đi ngược lại sự thật, cố tình thổi phồng những khuyết điểm, sai
lầm của Đảng và quy kết Đảng không đủ năng lực lãnh đạo trong điều kiện mới,
quy kết vì độc đảng nên tham nhũng, tiêu cực. Rõ ràng đây là một sự xuyên tạc,
vu cáo Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm kích động, chia rẽ nội bộ, chia rẽ Đảng, Nhà
nước với nhân dân, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc hòng làm tan rã Đảng
ta, chế độ ta từ gốc, từ bên trong.
V3.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét