Thứ Hai, 27 tháng 3, 2023

Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đảm bảo quyền làm chủ thực sự của người dân, đẩy lùi âm mưu chia rẽ của các thế lực thù địch

 

Đó chính là cơ sở, nền tảng của sự đoàn kết toàn dân tộc. Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã nhấn mạnh: “Thực hành và phát huy rộng rãi dân chủ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ và vai trò tự quản của nhân dân; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội”, đẩy lùi âm mưu chia rẽ của các thế lực thù địch.

Đồng thời, thực hiện tốt chính sách xã hội, quan tâm đến đến mọi giai cấp, tầng lớp, giải quyết hài hoà các mối quan hệ. Trong đó, hết sức quan tâm đến việcthu hẹp những khác biệt, chênh lệch, đặc biệt là sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các thành phần dân tộc ở Việt Nam, “bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển”. Thực tế, đây cũng là một trong những khe hở màcác thế lực thù địch thường xuyên lợi dụng để kích động, xuyên tạc, tuyên truyền luận điệu Đảng và Nhà nước Việt Nam không quan tâm đến việc chăm lo đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số (cố tình lờ đi những chuyển biến tích cực trong đời sống của đồng bào vốn là kết quả từ việc triển khai thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước; lờ đi những nguyên nhân khách quan, như sự bất lợi của điều kiện tự nhiên hay một số lý do tự thân từ phía đồng bào…), làm cho bà con hoài nghi, giảm lòng tin, có trường hợp cònbị lôi cuốn vào mưu đồ chính trị, làm suy giảm sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Do vậy, cần có những giải pháp đột phá, hữu hiệu hơn nữa nâng cao đời sống kinh tế - xã hội cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số để bà con tin tưởng, gắn bó với Đảng và nhà nước, ngăn ngừa âm mưu chống phá của các thế lực thù địch. Để làm được điều này cần tiếp tục đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng thiết yếu và các công trình phúc lợi công cộng vùng dân tộc thiểu số; hổ trợ sản xuất, chuyển đổi cơ cấu kinh tế,có kế hoạch đầu ra cho các sản phẩm, đào tạo nghề và sử dụng lao động là người tại chỗ… Đối với vùng có đông đồng bào theo tôn giáo, cần kết hợp chặt chẽ chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo bằng cách lồng ghép nội dung, nhiệm vụ công tác tôn giáo với các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội từ bước hoạch định, ban hành đến khâu triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của địa phương. “Vận động, đoàn kết, tập hợp các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời đẹp đạo, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét