Để thực hiện tốt
công tác tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Đại hội XIII của
Đảng, trước hết, cần đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng, làm cho mọi cán bộ,
đảng viên nhận thức sâu sắc vị trí, ý nghĩa của tự phê bình và phê
bình đối với công tác xây dựng Đảng; cho đảng viên nhận thức được tự
phê bình và phê bình là việc làm hết sức tự nhiên như việc phải đánh
răng rửa mặt hàng ngày cho sạch sẽ. Làm cho đảng viên thấy rằng việc thật thà
phê bình, thành khẩn phê bình đồng chí khác để cùng nhau tiến bộ là nhiệm vụ
hết sức quan trọng để củng cố đoàn kết, thống nhất trong Đảng, nhất là
những nội dung biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ mà Nghị quyết Trung ương 4 (khóa
XI, XII, XIII) đã nêu ra. Nâng cao ý thức tu dưỡng rèn luyện đạo đức, ý thức
“tự soi”, “tự sửa”… thực hiện tốt các quy định và phát huy tốt vai trò giám sát
của báo chí và nhân dân với việc thực hiện trách nhiệm nêu gương của cán
bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu.
Thực hiện chế độ
sinh hoạt tự phê bình và phê bình từ Trung ương đến chi bộ thường
xuyên. Mục tiêu tối thượng của phê bình là chân thành để sửa chữa
khuyết điểm, cùng nhau tiến bộ. Làm sao để mỗi đảng viên tự giác, thật thà phê
bình, tự soi, tự sửa, tự điều chỉnh hành vi của mình; làm rõ những ưu
điểm, kết quả cũng như những hạn chế, yếu kém trong quá trình lãnh đạo của tổ
chức đảng. Sau phê bình phải có biện pháp cụ thể, sát thực để khắc phục,
sửa chữa khuyết điểm; kết hợp giữa “xây” với “chống”, nói đi đôi với
làm; chú trọng gợi ý kiểm điểm đối với những tập thể, cá nhân có biểu hiện
vi phạm. Các cấp ủy đảng cần đưa việc tự phê bình và phê
bình gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh vào nội dung sinh hoạt hàng tháng.
V3.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét