Thứ Tư, 22 tháng 3, 2023

Rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong tình hình hiện nay

Tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “đời tư trong sáng, cuộc sống riêng giản dị” chiếm một vị trí đặc biệt trong lòng mỗi người Việt Nam và có sức cảm hóa lớn. Dù ở bất kỳ cương vị nào, từ một người phụ bếp trên con tàu “Amiran Latouche Tre ville” lúc ra đi tìm đường cứu nước, cho đến khi trở thành lãnh tụ của một nước, Bác vẫn giữ được lối sống giản dị và khiêm tốn hết mực, luôn một lòng vì nước, vì dân Từ việc ăn, mặc, ở đến sinh hoạt, chi tiêu hàng ngày, Bác đều hết sức giản dị, tiết kiệm. Mỗi bữa ăn của Bác chỉ có vài ba món rau dưa ... khi ăn, Bác không làm rơi vãi hạt cơm nào. Ngày còn ở chiến khu, Bác sống trong hang đá, trong những ngôi nhà sàn đơn sơ. Khi đất nước độc lập, Bác từ chối những tòa nhà to lớn, đồ sộ mà sống trong ngôi nhà ba gian ngói đỏ, rồi ngôi nhà sàn mộc mạc. Bác được tặng nhiều đồ vật có giá trị giúp việc sinh hoạt được dễ dàng hơn như điều hòa, tủ lạnh... nhưng Bác từ chối tất cả và đem tặng lại cho đồng bào, chiến sĩ. Bác nói: Ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì không nên. Trong trang phục hàng ngày, Bác chỉ có bộ quần áo dạ màu đen (Áo dạ là một loại áo khoác mùa Đông làm từ vải dạ hoặc vải nỉ) mặc khi ra nước ngoài; chiếc mũ cát Bác đội khi đi ra ngoài trời; chiếc áo bông, áo len Bác mặc trong mùa lạnh và một vài bộ quần áo gụ (màu nâu sẫm, có vân đen) Bác mặc làm việc mùa hè. Nhưng, có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka ki... Đã có rất nhiều bài viết, bài báo ca ngợi về Người như: Tuần báo “Day Paris” ra ngày 18/6/1946 đã viết: “Chủ tịch nước Việt là một người giản dị quá đỗi. Quanh năm ông chỉ mặc một bộ áo ka ki xoàng xĩnh và khi những người cộng tác quanh ông để ý, nói với ông rằng với địa vị ông ngày nay, nhiều khi cần phải mặc cho được trang trọng, thì ông chỉ mỉm cười trả lời: “Chúng ta tưởng rằng chúng ta được quý trọng vì có áo đẹp mặc, trong khi bao nhiêu đồng bào mình trần đang rét run trong thành phố và các vùng quê” ?. Một người Mỹ - nhà báo, nhà văn Đâyvít Hanbơcstơn - trong cuốn sách của mình, do Nhà xuất bản Răngđôm Haosơ ở New York ấn hành đã viết: “... Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật kỳ lạ của thời đại này - hơi giống Găngđi, hơi giống Lênin, hoàn toàn Việt. Có lẽ hơn bất kỳ một người nào khác của thế kỷ này, đối với dân tộc của ông, và đối với cả thế giới, ông là hiện thân của một cuộc cách mạng. Thế nhưng đối với hầu hết nông dân Việt, ông là biểu tượng của cuộc sống, hy vọng, đấu tranh, hy sinh và thắng lợi của họ. Ông là một người Việt Nam lịch sự, khiêm tốn, nói năng hòa nhã, không màng địa vị, luôn luôn mặc quần áo đơn giản nhất - cách ăn mặc của ông không khác mấy người nông dân nghèo nhất - một phong cách mà phương Tây đã chế giễu ông trong nhiều năm, cười ông thiếu nghi thức quyền lực, không có đồng phục, không theo thời trang. Cho đến một ngày, họ mới tỉnh ngộ và nhận thấy chính cái tính giản dị ấy, cái sùng bái sự giản dị ấy, cái khả năng hòa mình vào nhân dân ấy là cơ sở cho sự thành công của ông… Địa vị càng cao, ông càng giản dị và trong sạch. Hình như ông luôn luôn giữ được những giá trị vĩnh cửu của người Việt: kính già, yêu trẻ, ghét tiền của. Ông Hồ không cố tìm kiếm cho mình những cái trang sức quyền lực vì ông tự tin ở mình và ở mối quan hệ của ông với nhân dân, với lịch sử...”. Một tờ báo của Pháp khẳng định: “Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu một tấm gương dè sẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông Hiện nay, Đảng ta đang tập trung đẩy mạnh thực hiện Kết luận số 01-L/TW của Bộ Chính trị XIII về tiếp c thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khoá XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XII, XIII) trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp... Đây chính là yêu cầu vừa mang tính lâu dài, vừa là đòi hỏi cấp bách của sự nghiệp đổi mới đất nước ta hiện nay, vừa là yếu tố cơ bản để hình thành đạo đức cách mạng của người Việt trong thời đại mới. Vì vậy, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên không những phải luôn nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý, mà còn phải thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống theo tư tưởng, tấm gương đạo đức của Bác, tránh những biểu hiện vun vén cá nhân, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí... luôn đề cao tinh thần làm việc có trách nhiệm, có lương tâm, sâu sát quần chúng, sâu sát cơ sở, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét