Tư tưởng Hồ Chí Minh - tài sản tinh thần quý báu của Đảng và dân tộc Việt Nam - cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin đã, đang và sẽ soi đường cho dân tộc ta đi lên trong thế giới đầy biến động. Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước càng đi vào chiều sâu, thì tư tưởng Hồ Chí Minh càng thể hiện rõ giá trị và sức sống trường tồn, là nền tảng tư tưởng cho mọi hoạt động của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Điều đó là không thể phủ nhận.
Giá
trị không thể phủ nhận
Thực
tiễn cho thấy, tư tưởng Hồ Chí Minh luôn tỏ rõ sức sống mãnh liệt, có giá trị
dẫn đường, tiếng kèn xung trận cho Đảng, nhân dân và dân tộc Việt Nam tiến lên
trong “cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái
mới mẻ, tốt tươi”, thực hiện “điều mong muốn cuối cùng” là: “Toàn Đảng, toàn
dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc
lập, dân chủ và giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế
giới”. Đây là điều đã được lịch sử ghi nhận và khẳng định trong thực tiễn cách
mạng Việt Nam (CMVN).
Ngay
từ những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin
con đường cứu nước và phát triển đúng đắn cho dân tộc ta - Độc lập dân tộc gắn
liền với CNXH. Đến Hội nghị ngày 3-2-1930, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa vào
Cương lĩnh chính trị đầu tiên chiến lược: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và
thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Đi theo tư tưởng Hồ Chí Minh, dân
tộc Việt Nam từ một nước thuộc địa - phong kiến, mới trở thành một nước độc
lập, tự chủ, có nền kinh tế phát triển bền vững, con người được giải phóng khỏi
ách áp bức, bất công, được phát triển tự do, toàn diện, vươn tới cuộc sống ấm
no, hạnh phúc. Lịch sử CMVN hơn 90 năm qua minh chứng rằng, nếu không đi theo
con đường Bác Hồ chỉ ra, thì Việt Nam sẽ không có độc lập dân tộc thật sự,
người dân Việt Nam sẽ mất địa vị làm chủ xã hội, không có cuộc sống ấm no, tự
do, hạnh phúc như hằng mong muốn.
Tư
tưởng Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn cho việc tập hợp sức mạnh vĩ đại của dân tộc Việt
Nam. Đó là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, không phân biệt tín
ngưỡng, tôn giáo, sắc tộc, giàu nghèo, gái trai, vùng miền... mà nòng cốt là
khối liên minh công nhân - nông dân - trí thức. Thực tế cho thấy, khối đại đoàn
kết toàn dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành chiến lược cách mạng, có
tính bền chặt, thủy chung, lâu dài.
Tư
tưởng Hồ Chí Minh đã đưa ra hệ thống quan điểm về xây dựng một xã hội mới. Xã
hội mới ở đây là xã hội XHCN. Theo Người, đó là xã hội mà con người được giải
phóng triệt để, có điều kiện phát triển toàn diện, có sự phát triển hài hòa
giữa xã hội và tự nhiên; là công trình lao động sáng tạo của quần chúng nhân
dân tự xây dựng; có quan hệ hòa bình, bình đẳng, hữu nghị, hợp tác với nhân dân
các nước vì sự tiến bộ và phát triển. Những đặc trưng trên là hệ thống các giá
trị xoay quanh trục con người, lấy con người làm tâm điểm cho mọi sự phát
triển.
Vì
thế, CNXH là chế độ xã hội của con người, do con người, vì con người, đạt đến
trình độ dân chủ triệt để, nhân văn cao cả của loài người. Tư tưởng Hồ Chí Minh
cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin là nền tảng tư tưởng, “kim chỉ nam” cho sự phát
triển vững chắc của dân tộc Việt Nam. Thực tế lịch sử ra đời và phát triển của
Đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy, việc Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, “kim chỉ nam” cho hành động là hoàn toàn
đúng đắn, phù hợp tính chất của thời đại mới và đáp ứng yêu cầu bức thiết của
CMVN. Không có chủ nghĩa Mác-Lênin thì không thể nào có tư tưởng Hồ Chí Minh.
Vì thế, cố tình đem tư tưởng Hồ Chí Minh tách rời, thậm chí đối lập với chủ
nghĩa Mác-Lênin là hoàn toàn không đúng về lý luận và thực tiễn. Chỉnh thể làm
nên hệ tư tưởng của CMVN là “chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Đó
là giá trị không thể phủ nhận.
Xây
dựng nội lực về mọi mặt
Giai
đoạn hiện nay, đất nước ta đang xây dựng và phát triển trong điều kiện của xu
thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa. Do đó, xuất hiện sự đan xen thời cơ và thách thức rất lớn.
Các thế lực thù địch luôn ra sức tăng cường chống phá CMVN, muốn làm chệch
hướng XHCN của quá trình phát triển đất nước. Đứng trước tình hình đó, toàn
Đảng, toàn dân ta càng phải quán triệt và vận dụng sáng tạo hơn nữa tư tưởng Hồ
Chí Minh để lại, nhất là mục tiêu và con đường phát triển dân tộc mà Người đã
xác định, coi đó là nguyên tắc bất di bất dịch, vì nếu xa rời nguyên tắc đó thì
chắc chắn mọi thành quả của CMVN sẽ bị tiêu tan.
Phải
giữ vững mục tiêu độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Lịch sử dựng nước và
giữ nước đã giúp nhân dân Việt Nam ý thức sâu sắc giá trị của độc lập và chủ
quyền dân tộc. Giữ vững độc lập dân tộc là giữ vững thành quả của quá trình đấu
tranh gian khổ, hy sinh xương máu của các thế hệ. Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt
của Đảng ta là phải “Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH”.
Theo
đó, nội dung giữ vững độc lập dân tộc được xác định: “Kiên quyết, kiên trì bảo
vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo
vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN”.
Để
giữ vững độc lập dân tộc đòi hỏi chúng ta phải xây dựng nội lực về mọi mặt:
Chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng và toàn vẹn lãnh thổ như sinh thời Hồ
Chí Minh căn dặn: “Có tự lập mới độc lập, có tự cường mới tự do”. Độc lập hoàn
toàn, bền vững phải được thực hiện một cách đồng bộ: “Phát triển kinh tế - xã
hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng
tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên”. Thực hiện
tốt thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, đấu tranh và làm
thất bại mọi âm mưu “diễn biến hòa bình”, các hoạt động chống phá, bạo loạn,
lật đổ của các thế lực thù địch, an ninh phi truyền thống.
Bảo
đảm quyền tự do, dân chủ và hạnh phúc của nhân dân. Một điều có giá trị vĩnh
hằng là độc lập phải gắn với tự do, hạnh phúc của nhân dân, “dân chỉ biết đến
giá trị của độc lập, tự do khi dân được ăn no, mặc ấm”. Muốn vậy, phải xây dựng
và hoàn thiện nền dân chủ XHCN, nhân dân là chủ thể của quyền lực Nhà nước, dân
là chủ và dân làm chủ. Dân chủ trở thành mục tiêu trong hệ giá trị phát triển
của đất nước: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” - Độc lập -
Tự do - Hạnh phúc!
Việc
phấn đấu vì một đất nước Việt Nam phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
theo định hướng XHCN vào giữa thế kỷ XXI - theo cách diễn đạt của Đảng ta hiện
nay - cũng là sự tiếp nối và nhân lên khát vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khát
vọng đó cần được khảm vào tâm trí, tư duy và hành động của cán bộ, đảng viên và
mỗi người Việt Nam yêu nước để xứng đáng là thế hệ kế tục sự nghiệp mà cả cuộc
đời Chủ tịch Hồ Chí Minh trăn trở và dấn thân, đó cũng là khát vọng chung của
toàn nhân loại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét