TĂNG CƯỜNG HỌC TẬP CHỦ NGHĨA MÁC-LÊ NIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - GIẢI PHÁP QUAN TRỌNG NHẰM BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI
Bảo vệ nền tảng
tư tưởng của Đảng là bảo vệ sự đúng đắn, tính sáng tạo, bản chất cách mạnh,
khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đây là nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân ta. Trong giai đoạn hiện nay, để không ngừng nâng cao hiệu quả công tác
này, cần tăng cường học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng
cao bản lĩnh chính trị, năng lực tư duy lý luận, năng lực tổng kết và chỉ đạo
thực tiễn để giải quyết hiệu quả những vấn đề thực tiễn đặt ra.
Đảng Cộng sản
Việt Nam từ khi ra đời đến nay, luôn lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của mình. Trên cơ sở đó,
Đảng ta đã vận dụng, phát triển sáng tạo, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi
này tới thắng lợi khác. Chủ nghĩa Mác-Lênin, tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành tài
sản tinh thần vô giá, cẩm nang thần kỳ bảo đảm vững chắc cho cách mạng Việt Nam
trong hành trình đi tới mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh. Vì vậy, việc học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ
vai trò hết sức quan trọng, giúp xây dựng nền tảng tư tưởng, nhận thức,
nhân sinh quan và thế giới quan của mỗi cán bộ, đảng viên và nhân nhân, ảnh hưởng
mạnh mẽ đến hành vi của mối người trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Ngày 9/2/2018, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 23-CT/TW về tiếp tục
đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát
triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới. Với mục
tiêu tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, thực sự hiệu quả, thiết thực trong việc học tập,
nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
thường xuyên bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, xây dựng đạo đức, lối sống theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là
thế hệ trẻ. Giúp cho đội ngũ này thật sự am hiểu và có niềm tin vững chắc
vào hệ thống giá trị cách mạng, khoa học, nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng trong quá
trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mặt khác, cần tập trung làm cho các đối
tượng nắm vững ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng, sự cần thiết học tập,
nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh; những nội dung cơ bản, cốt lõi của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh; những vấn đề Đảng ta vận dụng sáng tạo và phát triển trong lịch sử và
trong công cuộc đổi mới hiện nay; kết quả đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến",
“tự chuyển hóa” trong nội bộ. Để thực hiện nội dung trên cần thực hiện một số
biện pháp:
Một là, khẳng định tính đúng đắn, sáng tạo, những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các giá trị bền vững phù hợp với
thực tiễn nước ta. Trên nền tảng đó, nghiên cứu, xây dựng và phát triển hệ thống
lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam
trong thời kỳ mới; làm rõ những vấn đề bổ sung, phát triển; tập trung nghiên cứu
để giải quyết tốt các mối quan hệ lớn phản ánh quy luật đổi mới và phát triển ở
nước ta; làm rõ một số vấn đề nảy sinh trong thực tiễn đổi mới, cung cấp cơ sở
khoa học cho việc hoạch định đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước.
Hai là, đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức học tập chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh theo hướng phù hợp với từng đối tượng, hướng tới
mục tiêu người học nhận thức được một cách sâu sắc, căn bản tri thức của chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng.phát huy tính tự
giác, tinh thần trách nhiệm, thường xuyên tự học tập, tự nghiên cứu để nâng cao
trình độ, bản lĩnh chính trị và phương pháp công tác của đội ngũ cán bộ, đảng
viên, nhất là thế hệ trẻ. Tiếp tục đổi mới nội dung giáo trình theo hướng giảng
dạy, truyền thụ đầy đủ những nội dung cơ bản, cốt lõi của chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, cập nhật những học thuyết tiến bộ đương đại, vận dụng
sáng tạo, tăng cường liên hệ thực tiễn.
Ba là, phải
“Xây dựng cho được đội ngũ giáo viên lý luận chính trị thật tâm huyết, yêu nghề,
tuyệt đối trung thành, có niềm tin, có kiến thức về các môn học này một cách
sâu sắc, cập nhật, gắn với thực tiễn. Đây là nhân tố quyết định sự thành công của
việc tiếp tục đổi mới học tập lý luận chính trị trong nhà trường”. Nâng
cao chất lượng đội ngũ giảng viên, người giảng viên phải kiên định lập trường, tư tưởng chính trị; nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giảng viên. Thiết kế bài giảng phù hợp trên cơ sở nắm rõ đặc điểm
học viên. Làm rõ
những thuật ngữ, khái niệm, định nghĩa trong giáo trình. Đảm bảo đúng quan điểm, chủ trương, đường lối
của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; gắn liền lý luận với thực tiễn. Sử dụng hiệu quả các phương tiện giảng
dạy hiện đại và phương pháp giảng dạy tích cực. Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học,
nghiên cứu thực tế. Cần kết hợp tốt giữa giảng dạy và nghiên cứu
khoa học, nhất là những vấn để thực tiễn đổi mới, hội nhập đang đặt ra. Không để
tình trạng bất cập kéo dài giữa lý luận và thực tiễn đổi mới trong một số vấn đề,
gây thiếu cơ sở lý luận, thiếu niềm tin khoa học, lúng túng trong hoạt động thực
tiễn.
Bốn là, việc học tập, nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện
nhiệm vụ chính trị được giao. Thật sự coi trọng việc vận dụng chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc định hướng phát triển và hoạt động thực tiễn
ở địa phương, cơ quan, đơn vị một cách thiết thực và hiệu quả; bám sát thực tiễn,
định kỳ tiến hành sơ kết, tổng kết, nhân rộng mô hình tốt, cách làm hay. Tăng
cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện các chủ trương, đường
lối của Ðảng trên lĩnh vực lý luận chính trị.
Năm là, phát huy dân chủ trong công tác tổng kết thực tiễn,
nghiên cứu lý luận; tôn trọng tính sáng tạo và nâng cao ý thức trách nhiệm của
nhà khoa học, tăng cường trao đổi, đối thoại trong nghiên cứu lý luận. Ðổi mới
cơ chế và tăng cường đầu tư cho tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận. Rà
soát, bổ sung, sửa đổi chức năng, nhiệm vụ các cơ quan, đơn vị nghiên cứu, giáo
dục, đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ
trong tình hình mới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét